10 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 22 (Chân trời sáng tạo) có đáp án: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

826

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Phần 1. 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Câu 1. Từ năm 1863 - 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình nhà Nguyễn bao nhiêu bản điều trần?

A. Gần 20 bản.

B. Gần 40 bản.

C. Gần 60 bản.

D. Gần 80 bản.

Đáp án đúng là: C

Năm 1863 - 1871, Nguyễn Trường Tộ gửi gần 60 văn bản điều trần đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

Câu 2. Một trong những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách, canh tân đất nước ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là

A. Hoàng Hoa Thám.

B. Nguyễn Huy Tế.

C. Nguyễn Hữu Huân.

D. Nguyễn Trung Trực.

Đáp án đúng là: B

Một trong những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách, canh tân đất nước ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là Nguyễn Huy Tế.

Câu 3. Vào năm 1872, cơ quan nào của triều đình nhà Nguyễn đã tấu xin vua Tự Đức mở các cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với nước ngoài?

A. Viện Thương bạc.

B. Viện Cơ mật.

C. Sở Tịch điền.

D. Hàn lâm viện.

Đáp án đúng là: A

Năm 1872, Viện Thương Bạc xin triều đình mở của biển ở miền Bắc và miền Trung để đẩy mạnh giao thương với bên ngoài.

Câu 4. Triều đình nhà Nguyễn đã có động thái như thế nào trước những đề nghị cải cách, canh tân đất nước của các văn thân, sĩ phu?

A. Kiên quyết tiến hành cải cách đất nước.

B. Cự tuyệt, không thực hiện cải cách nào.

C. Thực hiện một cách thiếu hệ thống, nửa vời.

D. Không phê chuẩn và trị tội các nhà cải cách.

Đáp án đúng là: C

Phần lớn các đề nghị cải cách không được triều đình nhà Nguyễn thực hiện hoặc thực hiện một cách thiếu hệ thống, nửa vời.

Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa của trào lưu cải cách đất nước nửa sau thế kỉ XIX?

A. Gây tiếng vang lớn trong xã hội, góp phần thức tỉnh đồng bào.

B. Thúc đẩy Việt Nam phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

C. Chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân vào đầu thế kỉ XX.

D. Phản ánh trình độ mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.

Đáp án đúng là: B

- Ý nghĩa của trào lưu cải cách đất nước nửa sau thế kỉ XIX:

+ Gây tiếng vang lớn trong xã hội, góp phần thức tỉnh đồng bào.

+ Phản ánh trình độ nhận thức của một bộ phận người Việt Nam hiểu biết, thức thời.

+ Tạo nên những tiền đề thiết yếu cho sự chuyển biến trong đời sống tư tưởng, văn hoá, xã hội Việt Nam; góp phần chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở thúc đẩy các quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời ở Việt Nam đưa ra đề nghị cải cách, canh tân đất nước?

A. Lòng yêu nước, thương dân.

B. Tình cảnh đất nước ngày càng nguy nan.

C. Mong muốn cho nước nhà phát triển giàu mạnh.

D. Mong muốn có một vị trí xứng đáng trong triều đình.

Đáp án đúng là: D

- Những cơ sở thúc đẩy các quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời ở Việt Nam đưa ra đề nghị cải cách, canh tân đất nước:

+ Lòng yêu nước, thương dân.

+ Tình cảnh đất nước ngày càng nguy nan.

+ Mong muốn cho nước nhà phát triển giàu mạnh, đủ sức đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

Câu 7. Năm 1873, Phạm Phú Thứ đã tấu xin triều đình nhà Nguyễn

A. đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.

B. mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

C. chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

D. mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.

Đáp án đúng là: A

Năm 1873, Phạm Phú Thứ đã tấu xin triều đình nhà Nguyễn: chấn chỉnh võ bị, hậu dưỡng quan binh, mở cửa thông thương và đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.

Câu 8. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Dâng vua những bản điều trần

Mong cho nước mạnh, muôn dân được giàu

Triều đình thủ cựu hay đâu

Làm cho điêu đứng, thảm sầu nước non?”

A. Hoàng Hoa Thám.

B. Nguyễn Trường Tộ.

C. Nguyễn Thiện Thuật.

D. Đinh Gia Quế.

Đáp án đúng là: B

- Câu đố trên đề cập đến nhân vật Nguyễn Trường Tộ.

- Từ năm 1863 - 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình nhà Nguyễn gần 60 văn bản điều trần đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

Câu 9. Năm 1868, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế và Đinh Văn Điền đã tấu xin triều đình nhà Nguyễn

A. đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.

B. mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

C. chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

D. mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.

Đáp án đúng là: B

Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền đề nghị triều đình mộ dân khai khẩn đất hoang; mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định), khai mỏ, đóng tàu, chắn chỉnh quốc phòng.

Câu 10. Trong những năm 1877 - 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã viết các bản Thời Vụ sách lên vua Tự Đức, đề nghị

A. đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.

B. mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

C. chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

D. mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.

Đáp án đúng là: C

Trong những năm 1877 - 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã viết các bản Thời Vụ sách lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

1. Nguyên nhân các quan lại, sĩ phu yêu nước đưa ra đề nghị cải cách

- Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

- Một số quan lại, sĩ phu thức thời đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.

2. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX

- Năm 1863 - 1871, Nguyễn Trường Tộ: gửi gần 60 văn bản điều trần đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 22: Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Nguyễn Trường Tộ viết các bản điều trần gửi tới triều đình (tranh minh họa)

- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế, Đinh Văn Điền đề nghị triều đình mộ dân khai khẩn đất hoang; mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định), khai mỏ, đóng tàu, chấn chỉnh quốc phòng.

- Năm 1872, Viện Thương Bạc xin triều đình mở cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để đẩy mạnh giao thương với bên ngoài.

- Năm 1873, Phạm Phú Thứ, đề nghị chấn chỉnh võ bị, hậu dưỡng quan binh, mở cửa thông thương và đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.

- Năm 1877 - 1882, Nguyễn Lộ Trạch viết các bản Thời vụ sách lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

3. Kết cục, ý nghĩa

a. Kết cục:

- Phần lớn các đề nghị cải cách không được triều đình thực hiện hoặc thực hiện một cách thiếu hệ thống, nửa vời.

- Đến cuối thế kỉ XIX, tất cả những đề nghị cải cách đều thất bại.

b. Ý nghĩa:

- Phản ánh trình độ nhận thức của một bộ phận người Việt Nam hiểu biết, thức thời.

- Tạo nên những tiền đề thiết yếu cho sự chuyển biến trong đời sống tư tưởng, văn hoá, xã hội Việt Nam và làm dấy lên một phong trào Duy tân sôi nổi ở nước ta vào đầu thế kỉ XX.

Đánh giá

0

0 đánh giá