15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 20 (Chân trời sáng tạo) có đáp án: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)

3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884) sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884). Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)

Câu 1. Đầu năm 1861, Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh

A. Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

B. Hà Tiên, An Giang, Vĩnh Long.

C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

D. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Đáp án đúng là: A

Đầu năm 1861, sau khi giải quyết được khó khăn, Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

Câu 2. Địa danh lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Sông nào tàu giặc chìm sâu

Anh hùng Trung Trực đi vào sử xanh?”

A. Sông Bạch Đằng.

B. Sông Gianh.

C. Sông Vàm Cỏ Đông.

D. Sông Tô Lịch.

Đáp án đúng là: C

Ngày 10/12/1861, nghĩa quân do Nguyễn Trung Trực chỉ huy đã đánh chìm tàu chiến Ét-pê-răng (Hi vọng) của thực dân Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo).

Câu 3. Anh hùng dân tộc nào đã được nhân dân Gò Công suy tôn là Bình Tây đại nguyên soái?

A. Nguyễn Trung Trực.

B. Trương Định.

C. Võ Duy Dương.

D. Nguyễn Hữu Huân.

Đáp án đúng là: B

Trương Định đã được được nhân dân Gò Công suy tôn là Bình Tây đại nguyên soái.

Câu 4. Tướng Pháp bị giết trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) là

A. Ri-vi-e.

B. Cuốc-bê.

C. Gác-ni-ê.

D. Giăng Đuy-puy.

Đáp án đúng là: C

Tháng 12/1873, quân triều đình phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích, tiêu diệt quân Pháp tại Cầu Giấy. Tướng Ph.Gác-ni-ê của Pháp tử trận, quân Pháp hoang mang.

Câu 5. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Tấm gương trung liệt sáng ngời

Quyết không khuất phục bọn người xâm lăng

Xé đồ băng bó vết thương

Nhịn ăn đến chết, chọn đường tự do”

A. Hoàng Diệu.

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Trương Định.

D. Nguyễn Trung Trực.

Đáp án đúng là: B

- Câu đố dân gian trên đề cập đến Tổng đốc Nguyễn Tri Phương:

+ Cuối năm 1873, thực dân Pháp của Ph.Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ.

+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại. Nguyễn Tri Phương bị một mảnh đại bác xuyên vào bụng, bị thương nặng. Phía Pháp muốn cứu chữa cho Nguyễn Tri Phương hòng mua chuộc ông nhưng bất thành. Nguyễn Tri Phương đã từ chối việc băng bó vết thương, tuyệt thực và khẳng khái nói rằng: "Nếu ta chỉ gắng sống lay lắt thì sao bằng ung dung chết vì việc nghĩa".

Câu 6. Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX là gì?

A. Nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường.

B. Triều đình nhà Nguyễn cấm thương nhân Pháp đến Việt Nam buôn bán.

C. Chính sách “cấm đạo”, “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn.

D. Triều đình nhà Nguyễn trả tối hậu thư cho Pháp không đúng hạn.

Đáp án đúng là: A

- Từ nửa sau thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước Pháp có những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công đặt ra cho nước Pháp ngày càng cấp thiết.

=> Để giải quyết nhu cầu đó, thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của chủ nghĩa tư bản, Pháp đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng (trong đó có cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam).

Câu 7. Tháng 9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

A. Đà Nẵng.

B. Gia Định.

C. Hà Nội.

D. Thuận An.

Đáp án đúng là: A

Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/09/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

Câu 8. Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại mặt trận Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1859) đã

A. buộc Pháp phải chuyển sang thực hiện “chinh phục từng gói nhỏ”.

B. khiến Pháp thiệt hại nặng nề và từ bỏ tham vọng xâm lược Việt Nam.

C. bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

D. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Đáp án đúng là: C

Cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam tại mặt trận Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1859) đã bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Câu 9. Sau thất bại tại Đà Nẵng, tháng 2/1859, thực dân Pháp buộc phải chuyển quân vào

A. Gia Định.

B. Vĩnh Long.

C. Hà Tiên.

D. An Giang.

Đáp án đúng là: A

Sau thất bại tại Đà Nẵng, tháng 2/1859, thực dân Pháp buộc phải chuyển quân vào Gia Định.

Câu 10. Nội dung nào trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) đã vi phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam?

A. Nhà Nguyễn phải giải tán các toán nghĩa binh chống Pháp ở Nam Kì.

B. Bồi thường cho Pháp khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.

C. Nhà Nguyễn nhượng cho Pháp ba tỉnh Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.

D. Nhà Nguyễn thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.

Đáp án đúng là: C

- Trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862): việc triều đình nhà Nguyễn nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn đã xâm phạm nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Với điều khoản này, ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn từ chỗ là một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam đã trở thành vùng đất của Pháp; triều đình nhà Nguyễn đã từ bỏ quyền làm chủ tại khu vực này.

Câu 11. Tướng Pháp bị giết trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) là

A. Ri-vi-e.

B. Cuốc-bê.

C. Gác-ni-ê.

D. Giăng Đuy-puy.

Đáp án đúng là: A

Tháng 5/1883, quân triều đình phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích, tiêu diệt quân Pháp tại Cầu Giấy. Tướng H. Ri-vi-e của Pháp tử trận.

Câu 12. Chiều ngày 18/8/1883, quân Pháp mở cuộc tấn công vào

A. cửa biển Thuận An.

B. Hoàng thành Huế.

C. thành Hà Nội.

D. thành Gia Định.

Đáp án đúng là: A

Chiều ngày 18/8/1883, quân Pháp mở cuộc tấn công vào cửa biển Thuận An (cửa biển sát kinh thành Huế).

Câu 13. Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu

A. các vua nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.

B. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.

C. thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam.

D. phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng Pháp.

Đáp án đúng là: B

- Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu thực dân Pháp căn bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.

- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:

+ Bên cạnh những ông vua “thân Pháp” còn có những vị vua yêu nước, có tinh thần kháng chiến chống Pháp để giành lại nền độc lập, như: Hàm Nghi, Duy Tân,…

+ Sau khi dập tắt được các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, tới năm 1896, thực dân Pháp mới cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự.

+ Phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn luôn quyết tâm đánh Pháp.

Câu 14. Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hai bản hiệp ước nào?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất và Giáp Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất và Hácmăng.

C. Hiệp ước Quý Mùi và Nhâm Tuất.

D. Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.

Đáp án đúng là: D

Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam thông qua hai bản hiệp ước Hácmăng và Patơnốt.

Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam (1858 - 1884)?

A. Nhà Nguyễn thiếu quyết tâm chiến đấu chống thực dân Pháp.

B. Pháp có ưu thế hơn về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh.

C. Nhân dân Việt Nam lo sợ, không kiên quyết đấu tranh chống Pháp.

D. Các phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.

Đáp án đúng là: C

- Nội dung đáp án C không phải là nguyên nhân khiến cho phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 - 1884 thất bại. Vì:

+ Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, nhân dân Việt Nam đã sát cánh cùng quan quân triều đình kháng chiến (thể hiện rõ nét ở chiến trường Đà Nẵng,…).

+ Ngay cả khi triều đình nhà Nguyễn dao động, hạ lệnh bãi binh, thiếu quyết tâm chiến đâu… nhân dân vẫn anh dũng đứng lên chống Pháp với tinh thần chủ động, không lệ thuộc vào triều đình.

+ Mặt khác, mục tiêu đấu tranh của nhân dân Việt Nam còn từng bước chuyển từ: đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược sang đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và phong kiến đầu hàng.

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)

1. Thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1858 - 1873

a. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Từ giữa thế kỉ XIX, ở Pháp, sự phát triển nhanh của kinh tế tư bản chủ nghĩa đã đặt ra nhu cầu ngày càng lớn về: nguyên liệu, nhân công và thị trường tiêu thụ,…, do đó, Pháp đẩy mạnh việc bành trướng, xâm lược thuộc địa.

+ Việt Nam có vị trí quan trọng trong tuyến đường giao thương quốc tế; giàu tài nguyên thiên nhiên, nhân công dồi dào, và thị trường tiêu thụ rộng. Mặt khác, từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở Việt Nam đã bộc lộ những dấu hiệu của sự khủng hoảng, suy yếu trên nhiều lĩnh vực.

- Duyên cớ: triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”; cấm đạo và đàn áp các giáo sĩ, tín đồ theo đạo Thiên Chúa.

b. Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược từ năm 1858 - 1873

* Giai đoạn từ 1858 - 1862:

- Chiến sự ở Đà Nẵng (tháng 9/1858 - tháng 2/1862):

+ Chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/09/1858, Pháp nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

+ Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Tri Phương, nhân dân cùng với quân đội triều đình đẩy lùi nhiều đợt tấn công, cầm chân liên quân Pháp - Tây Ban Nha suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)

Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng (tranh vẽ)

- Chiến sự ở Đông Nam Kì (tháng 2/1859 - tháng 6/1862):

+ Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuyển quân vào Nam Kỳ. Ngày 17/2/1859, quân Pháp tấn công và nhanh chóng chiếm được thành Gia Định. Tuy nhiên, do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân, nên sau đó, Pháp buộc phải phá thành, rút xuống cố thủ trong các tàu chiến. => Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại hoàn toàn.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)

+ Năm 1860, do phải san sẻ lực lượng cho các chiến trường khác (ở Trung Quốc, châu Âu,…) nên lực lượng quân Pháp ở Gia Định còn lại rất mỏng. Tuy nhiên, quân đội triều đình không nắm bắt thời cơ, mà vẫn “thủ hiểm”, phòng ngự trong Đại đồn Chí Hòa.

+ Đầu năm 1861, sau khi giải quyết được khó khăn, Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại đồn Chí Hòa, đánh chiếm Gia Định, tiếp đó, mở rộng đánh chiếm các tỉnh: Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

+ Tháng 6/1862, triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.

+ Bất chấp sự hoà hoãn của triều đình, phong trào kháng Pháp của nhân dân Đông Nam Kỳ diễn ra sôi nổi và ngày càng lan rộng: Trương Định lập căn cứ ở Gò Công; Võ Duy Dương ở Đồng Tháp Mười; Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông; Nguyễn Hữu Huân ở Tân An;...

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)

* Giai đoạn từ 1862 - 1874:

- Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì; ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì.

- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)

- Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức.

- Từ 1867 - 1873, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, dùng 6 tỉnh Nam Kỳ làm bàn đạp tấn công Cam-pu-chia và tìm cơ hội đánh chiếm hết Việt Nam.

2. Thực dân Pháp mở rộng xâm lược ra cả nước và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam giai đoạn 1873 - 1884

a. Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 - 1874):

- Cuối năm 1873, thực dân Pháp của Ph.Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ.

- Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)

- Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu là:

+ Cuộc chiến đấu của các đội nghĩa binh dưới sự chỉ huy của cha con Mậu Kiến (Thái Bình), Phạm Văn Nghị (Nam Định),…

+ Tháng 12/1873, quân triều đình phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích, tiêu diệt quân Pháp tại Cầu Giấy. Tướng Ph.Gác-ni-ê của Pháp tử trận, quân Pháp hoang mang.

- Giữa lúc tinh thần kháng chiến của nhân dân đang lên cao, năm 1874, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.

b. Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883):

- Tháng 4/1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và dần dần kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.

- Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

- Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (tháng 5/1883).

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)

c. Thực dân Pháp tấn công Thuận An, nhà Nguyễn đầu hàng (1884):

- Lợi dụng triều đình lục đục khi vua Tự Đức mất, Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.

- Tháng 8/1883, Pháp đánh chiếm cửa biển Thuận An (sát kinh thành Huế).

- Triều đình nhà Nguyễn hoảng hốt, cử người tới điều đình và kí với Pháp bản Hiệp ước Hác-măng. Tới tháng 6/1884, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt. => Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

- Nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục nổi dậy chống thực dân Pháp ở khắp nơi.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Chân trời sáng tạo Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884)

Đánh giá

0

0 đánh giá