Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 2 (Chân trời sáng tạo 2024): Các cuộc phát kiến địa lý

6.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lý sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.

Lịch sử lớp 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lý

Video giải Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lý

1. Hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí

Cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI, nhiều cuộc phát kiến lớn về địa lí được tiến hành như:

 + Đoàn thám hiểm của B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi (1487).

 + Đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498)

 + Đoàn thám hiểm của C.Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ (1492)

 + Đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất (1519 - 1522).

Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (tranh vẽ)

2. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí

- Hệ quả tích cực:

+ Đem lại cho con người những hiểu biết mới về Trái Đất, những vùng đất mới, con đường giao thương mới, dân tộc mới…

+ Thúc đẩy sự trao đổi kinh tế, văn hóa giữa các châu lục (hàng hóa, cây trồng, ngôn ngữ…)

+ Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

- Hệ quả tiêu cực:

+  Sự ra đời chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa

+ Buôn bán nô lệ da đen

+ Thổ dân châu Mỹ và nền văn hóa của họ bị tiêu diệt.

Nô lệ da đen bị áp bức, bóc lột (tranh vẽ)

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lý

Câu 1. Nhà thám hiểm Ma-gien-lan đã đặt tên cho đại dương nào?

A. Đại Tây Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Thái Bình Dương.

Đáp án đúng là: D

Năm 1519, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan (Magellan) tìm đường đến đảo gia vị Ma-lu-cu (Maluccas) (In-đô-nê-xi-a). Đoàn thuyền đi vòng qua điểm cực nam của châu Mỹ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan), tiến vào đại dương mà ông đặt tên là Thái Bình Dương. (SGK - Trang 15)

Câu 2. Năm 1487, B.Đi-a-xơ – hiệp sĩ hoàng gia Bồ Đào Nha đã dẫn đoàn thám hiểm đến được

A. điểm cực nam của châu Phi.

B. bờ biển phía tây nam Ấn Độ.

C. đảo Ma-lu-cu của In-đô-nê-xi-a.

D. vùng đất thuộc lục địa Nam Mỹ.

Đáp án đúng là: A

Năm 1487, B.Đi-a-xơ – hiệp sĩ hoàng gia Bồ Đào Nha đã dẫn đoàn thám hiểm đến được điểm cực nam của châu Phi (được đặt tên là Mũi Bão Tố, sau đó đổi lại thành Mũi Hảo Vọng).

Câu 3. Các cuộc phát kiến địa lí nào sau đây có hành trình đi về hướng tây?

A. Phát kiến của Đi-a-xơ và Cô-lôm-bô.

B. Phát kiến của Ga-ma và Đi-a-xơ.

C. Phát kiến của Cô-lôm-bô và Ma-gien-lan.

D. Phát kiến của Ga-ma và Ma-gien-lan.

Đáp án đúng là: C

Lược đồ các cuộc phát kiến địa lí (hình 2.1 - SGK - Trang 14)

Câu 4. Chuyến đi của nhà thám hiểm nào đã kết nối tất cả các châu lục với nhau?

A. Đi-a-xơ (Dias).

B. Cô-lôm-bô (Columbus).

C. Ga-ma (Vasco da Gama).

D. Ma-gien-lan (Magellan).

Đáp án đúng là: D

Lược đồ các cuộc phát kiến địa lí (hình 2.1 - SGK - Trang 14)

Câu 5. Sự kết nối đường biển giữa châu Âu và châu Á liên quan đến cuộc phát kiến địa lí nào?

A. Đi-a-xơ (Dias).

B. Cô-lôm-bô (Columbus).

C. Ga-ma (Vasco da Gama).

D. Am-strong (Armstrong).

Đáp án đúng là: C

Lược đồ các cuộc phát kiến địa lí (hình 2.1 - SGK - Trang 14)

Câu 6. Nhà thám hiểm nào đã đi xuống được tận điểm cực nam châu Phi?

A. Đi-a-xơ (Dias).

B. Cô-lôm-bô (Columbus).

C. Ga-ma (Vasco da Gama).

D. Ma-gien-lan (Magellan).

Đáp án đúng là: A

Năm 1487, nhà hàng hải Bồ Đào Nha là B. Đi-a-xơ (B. Dias) đã đi xuống được tận điểm cực nam châu Phi. (SGK - Trang 15)

Câu 7. Nhà thám hiểm nào đã phát hiện ra châu Mỹ?

A. Đi-a-xơ (Dias).

B. Cô-lôm-bô (Columbus).

C. Ga-ma (Vasco da Gama).

D. Ma-gien-lan (Magellan).

Đáp án đúng là: B

Năm 1492, triều đình Tây Ban Nha tài trợ cho C. Cô-lôm-bô (C. Columbus) tìm đường qua phương Đông. Ông cho thuyền đi về phía tây, đến được đảo Xan Xan-van-đô (Sal Salvador), Cuba, Hi-xpa-ni-ô-la (Hispaniola) rồi dừng lại vì tưởng đã đến được Ấn Độ. Sự nhầm lẫn của Cô-lôm-bô khiến người ta gọi các dân tộc bản địa ở châu Mỹ là người Anh-điêng (người Ấn) cho đến tận ngày nay. (SGK - Trang 15)

Câu 8. Nhà thám hiểm nào đã vượt qua được cực nam châu Phi và đến được Ấn Độ vào năm 1498?

A. Đi-a-xơ (Dias).

B. Cô-lôm-bô (Columbus).

C. Ga-ma (Vasco da Gama).

D. Ma-gien-lan (Magellan).

Đáp án đúng là: C

Năm 1498, con đường qua phương Đông bằng đường biển được khám phá bởi một người Bồ Đào Nha là V. Gama (Vasco da Gama). Thuyền của ông đi vòng qua điểm cực nam của châu Phi, cập bến Ca-li-cút (Calicut), đến được Ấn Độ. (SGK - Trang 15)

Câu 9. Hai quốc gia tiên phong trong những cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI) là

A. Tây Ban Nha và Hà Lan.

B. Tây Ban Nha và Pháp.

C. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

D. Bồ Đào Nha và Anh.

Đáp án đúng là: C

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha nằm trên bán đảo I-bê-ri-a (Iberia), phần cực tây của lục địa châu Âu, nhìn ra Đại Tây Dương, là nơi xuất phát của những cuộc phát kiến địa lí (SGK - Trang 14)

Câu 10. Nhà thám hiểm nào đã thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất đầu tiên của nhân loại bằng đường biển?

A. Đi-a-xơ (Dias).

B. Cô-lôm-bô (Columbus).

C. Ga-ma (Vasco da Gama).

D. Ma-gien-lan (Magellan).

Đáp án đúng là: D

Năm 1519, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lan (Magellan) tìm đường đến đảo gia vị Ma-lu-cu (Maluccas) (In-đô-nê-xi-a). …Những người còn lại về đến Tây Ban Nha vào năm 1522, hoàn thành chuyến đi vòng quanh trái đất đầu tiên của nhân loại. (SGK - Trang 15)

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI?

A. Thị trường thế giới được mở rộng.

B. Đem lại cho con người những hiểu biết mới.

C. Dẫn tới nạn cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

D. Thúc đẩy trao đổi kinh tế, văn hóa giữa các châu lục.

Đáp án đúng là: C

- Hệ quả tích cực:

+ Đem lại cho con người những hiểu biết mới về Trái Đất, vùng đất mới, dân tộc mới, con đường mới,…

+ Thúc đẩy sự trao đổi kinh tế, văn hóa giữa các châu lục

+ Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV-XVI?

A. Thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

B. Nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen.

C. Thổ dân châu Mỹ và nền văn hóa của họ bị hủy diệt.

D. Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa.

Đáp án đúng là: A

- Hệ quả tiêu cực:

+ Nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen.

+ Thổ dân châu Mỹ và nền văn hóa của họ bị hủy diệt.

+ Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa.

Câu 13. Bức tranh sau đây gợi cho em liên tưởng đến hệ quả nào của các cuộc phát kiến địa lí (cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)?

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 2 (có đáp án): Các cuộc phát kiến địa lí

A. Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân.

B. Nạn buôn bán nô lệ da đen.

C. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.

D. Nền văn hóa của thổ dân châu Mỹ bị hủy diệt.

Đáp án đúng là: B

Bức tranh trên phản ánh về nạn buôn bán nô lệ da đen.

Câu 14. Nhà thám hiểm nào sau đây không tham gia vào các cuộc phát kiến địa lí ở cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI?

A. Đi-a-xơ (Dias).

B. Cô-lôm-bô (Columbus).

C. Ga-ma (Vasco da Gama).

D. Am-strong (Armstrong).

Đáp án đúng là: D

Nhà thám hiểm Am-strong không tham gia vào các cuộc phát kiến địa lí ở cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về cuộc phát kiến địa lí của Ma-gien-lăng?

A. Lần đầu tiên phát hiện tuyến đường biển sang Ấn Độ.

B. Phát hiện ra đại dương mới là Đại Tây Dương.

C. Chứng minh trên thực tế Trái Đất hình cầu.

D. Tìm ra một châu lục mới – châu Mỹ.

Đáp án đúng là: C

Hành trình phát kiến địa lí của nhà thám hiểm Ma-gien-lăng đã chứng minh trên thực tế Trái Đất có dạng hình cầu.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

Bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại

Bài 4: Văn hóa phục hưng

Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo

Đánh giá

0

0 đánh giá