Giải SGK Sinh học 10 (Chân trời sáng tạo) Ôn tập chương 3

10.4 K

Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Ôn tập chương 3 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Sinh học 10 Ôn tập chương 3 từ đó học tốt môn Sinh 10.

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Ôn tập chương 3

Bài tập

Giải Sinh học 10 trang 84

Bài 1 trang 84 Sinh học 10: So sánh tốc độ hô hấp tế bào trong các trường hợp sau: (a) người đang chạy, (b) người đang ngủ, (c) người đang đi bộ. Giải thích.

Hướng dẫn giải:

Phân giải hiếu khí (hô hấp tế bào) là quá trình phân giải các chất hữu cơ khi có oxygen thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng được tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thành dạng năng lượng dễ sử dụng phân tử ATP.Tùy vào nhu cầu của cơ thể mà tốc độ của quá trình phân giải hiếu khí có thể diễn ra nhanh hay chậm.

Trả lời:

Tốc độ hô hấp theo thứ tự giảm dần: người đang chạy, người đang đi bộ, người đang ngủ. Vì tốc độ hô hấp tế bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng và nhu cầu năng lượng của người đang chạy là cao nhất, tiếp đến là người đi bộ và người đang ngủ có nhu cầu năng lượng thấp nhất.

Bài 2 trang 84 Sinh học 10: Hình 1 mô tả quá trình vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Hãy cho biết (1), (2), (3) là hình thức vận chuyển gì? Phân biệt các hình thức vận chuyển đó.

Sinh học 10 Ôn tập chương 3 | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hướng dẫn giải:

Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp mà không cần tiêu tốn năng lượng. Trong quá trình vận chuyển thụ động, các chất có thể được khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid hoặc qua kênh protein vận chuyển.

Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ chất tan thấp sang nơi có nồng độ cao. Quá trình này cần protein vận chuyển và có sự tiêu tốn năng lượng.

Trả lời:

(1) là hình thức vận chuyển thụ động thông qua khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid

(2) là hình thức vận chuyển thụ động thông qua kênh protein vận chuyển.

(3) là hình thức vận chuyển chủ động.

Hình thức (1) và (2) không tiêu tốn năng lượng, hình thức (1) vận chuyển các chất không phân cực, còn hình thức (2) vận chuyển các chất có phân cực. Hình thức (3) cần tiêu tốn năng lượng và sử dụng protein vận chuyển.

Bài 3 trang 84 Sinh học 10: Tại sao khi rửa rau, quả, chúng ta không nên ngâm trong nước muối quá lâu?

Hướng dẫn giải:

Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp mà không cần tiêu tốn năng lượng. Trong quá trình vận chuyển thụ động, các chất có thể được khuếch tán trực tiếp qua lớp kép phospholipid hoặc qua kênh protein vận chuyển.

Lời giải chi tiết:

Nếu ngâm rau, quả trong nước muối quá lâu sẽ làm nước từ trong các tế bào rau, củ ra ngoài môi trường, làm rau bị dập và nát.

Bài 4 trang 84 Sinh học 10: Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích.

a. Nước được vận chuyển qua màng nhờ các kênh aquaporin.

b. Sau phản ứng, cả cơ chất và enzyme đều bị biến đổi cấu trúc.

c. Pha tối của quang hợp có thể diễn ra bình thường trong điều kiện không có ánh sáng.

d. Nếu màng trong ti thể bị hỏng thì chuỗi chuyền electron vẫn diễn ra bình thường.

Hướng dẫn giải:

- Sự vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất có thể được thực hiện bằng hai con đường: các chất có kích thước nhỏ, không phân cực (không tan trong nước), tan trong lipid được khuếch tán trực tiếp qua lớp phospholipid kép. Các chất có kích thước lớn, phân cực, tan trong nước được vận chuyển nhờ các kênh protein xuyên màng.

- Enzyme xúc tác phản ứng biến đổi cơ chất để hình thành sản phẩm của phản ứng. Sau khi phản ứng hoàn thành, sản phẩm rời khỏi enzyme, enzyme được trở về trạng thái ban đầu và có thể được sử dụng lại.

- Quá trình quang tổng hợp ở thực vật và tảo diễn ra ở lục lạp và được chia thành hai pha: pha phụ thuộc ánh sáng (pha sáng) và pha không phụ thuộc ánh sáng (pha tối/ chu trình Calvin).

- Hô hấp tế bào được chia thành ba giai đoạn chính: đường phân (diễn ra ở tế bào chất), oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs (diễn ra ở chất nền ti thể) và chuỗi chuyền electron hô hấp (diễn ra ở màng trong ti thể).

Trả lời:

Sinh học 10 Ôn tập chương 3 | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Bài 5 trang 84 Sinh học 10: Bổ sung thông tin vào Hình 2 để hoàn thành sơ đồ về mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp.

Sinh học 10 Ôn tập chương 3 | Giải Sinh 10 Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Hướng dẫn giải:

Quá trình quang hợp gồm pha sáng và pha tối. Pha sáng diễn ra ở thylakoid, biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH và giải phóng O2 tử quá trình quang phân ly nước. Pha tối diễn ra ở chất nền lục lạp, sử dụng năng lượng từ pha sáng để đồng hóa CO2 thành C6H12O6.

Trả lời:

(1) Màng thylakoid

(2) Chất nền lục lạp

(3) ATP, NADPH

(4) NADP+, ADP

(5) O2

(6) C6H12O6

Bài 6 trang 84 Sinh học 10: Bằng cách nào tế bào có thể lựa chọn được những chất cần thiết để thực bào trong hàng loạt các chất xung quanh?

Hướng dẫn giải:

Thực bào thường thấy ở một số động vật nguyên sinh như trùng roi, amip,... hay tế bào bạch cầu ở động vật; chúng thực bào các vi khuẩn. Ở động vật, một phần nhỏ thức ăn được hấp thụ ở ruột non bằng cơ chế ẩm bào.

Trả lời:

Khi tiến hành quá trình thực bào trong điều kiện môi trường có rất nhiều chất ở xung quanh thì tế bào sử dụng các thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất để chọn lấy những chất cần thiết đưa vào tế bào.

Bài 7 trang 84 Sinh học 10: Cho biết A là một loại hormone có tác dụng làm giảm chiều cao của cây, khi không có sự tác động của hormone A, cây sẽ phát triển bình thường. Hãy cho biết cây sẽ đáp ứng như thế nào với sự tác động của hormone A trong các trường hợp sau:

a. Cây bị hỏng thụ thể tiếp nhận hormone A.

b. Cây bị hỏng các phân tử truyền tin.

c. Cây bị hỏng bộ phận điều hoà tổng hợp hormone A.

Hướng dẫn giải:

Quá trình thông tin giữa các tế bào gồm ba giai đoạn: tiếp nhận, truyền tin nội bào và đáp ứng.

- Trong quá trình tiếp nhận, phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể làm thay đổi hình dạng thụ thể dẫn đến hoạt hoá thụ thể.

- Trong quá trình truyền tin nội bào, thụ thể được hoạt hoá sẽ hoạt hoá các phân tử nhất định trong tế bào theo chuỗi tương tác tới các phân tử đích.

- Đáp ứng tế bào là những thay đổi trong tế bào đích như tăng cường phiên mã, dịch mã, thay đổi quá trình chuyển hóa một hay một số chất,...

Trả lời:

a. Cây bị hỏng thụ thể tiếp nhận hormone A.

Trong trường hợp này, hormone A không liên kết được với thụ thể nên cây sẽ không xảy ra sự đáp ứng.

b. Cây bị hỏng các phân tử truyền tin.

Sự hoạt hoá các phân tử trong tế bào diễn ra theo thứ tự, từ phân tử này đến phân tử kia nên khi cây bị hỏng các phân tử truyền tin, cây cũng sẽ không xảy ra sự đáp ứng.

c. Cây bị hỏng bộ phận điều hoà tổng hợp hormone A.

Khi cây bị hỏng bộ phận điều hoà tổng hợp hormone A, cây sẽ không sản xuất được hormone A, quá trình truyền tin không xảy ra dẫn đến quá trình đáp ứng cũng không thể diễn ra.

Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 17: Thông tin giữa các tế bào

Bài 18: Chu kì tế bào

Bài 19: Quá trình phân bào

Bài 20: Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân

Đánh giá

0

0 đánh giá