Bài thơ Bạn đến chơi nhà - Nguyễn Khuyến - Nội dung, tác giả, tác phẩm

3.4 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Bạn đến chơi nhà Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Bạn đến chơi nhà lớp 8.

Tác giả tác phẩm: Bạn đến chơi nhà - Ngữ văn 8

I. Tác giả Nguyễn Khuyến

Bạn đến chơi nhà - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo

- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909)

- Quê quán: Bình Lục – Hà Nam

- Là người thông minh, học giỏi, đỗ đầu ba kỳ thi” Hương, Hội, Đình. →Tam Nguyên Yên Đổ

= > Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tộc.

II. Tìm hiểu tác phẩm Bạn đến chơi nhà

1. Thể loại Thơ trào phúng - Thất ngôn bát cú Đường luật

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn ở Yên Đổ.

Bạn đến chơi nhà - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là biểu cảm.

4. Bố cục

Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (6 câu đầu): Giới thiệu tình huống bạn đến chơi

+ Phần 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh gia đình khi bạn đến chơi

+ Phần 3 (Câu cuối): Khẳng định tình bạn chân thành

5. Giá trị nội dung

- Qua tiếng cười tự trào, hóm hỉnh đùa vui tác giả đã bày tỏ sự trân trọng, yêu quý sâu sắc của mình dành cho bạn

6. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng phá cách thể thơ Thất ngôn bát cú với lời thơ mộc mạc, giản dị, gần gũi.

- Sử dụng linh hoạt thủ pháp nghệ thuật trào phúng.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bạn đến chơi nhà

1. Đặc trưng của thể loại thơ trào phúng trong bài thơ

- Bố cục, mạch cảm xúc:

+ Câu thơ đầu: Giới thiệu tình huống bạn đến chơi = > Niềm vui hồ hơi khi bạn đến chơi

+ 6 câu tiếp: Hoàn cảnh tiếp đãi bạn = > Tiếng cười hóm hỉnh, đùa vui trước hoàn cảnh eo le

+ Câu cuối: Quan niệm về tình bạn => Trân trọng, tình cảm sâu sắc của mình dành cho bạn

= > Tạo ra một kết cấu độc đáo, 1/6/1 phá bỏ ràng buộc về bố cục 2/2/2/2 của thể thơ

- Các hình ảnh, từ ngữ, đặc sắc:

- Cách xưng hô: “bác” thể hiện sự thân mật, gần gũi, tôn trọng.

- Liệt kê các từ ngữ: hình ảnh: trẻ đi vắng, chợ xa, ao sâu nước cả, vườn ruộng, cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu rụng rốn, mướp đương hoa, trầu không có.

- Thủ pháp trào phúng: Phóng đại, lối nói hóm hỉnh

- Tiếng cười trào phúng: tự trào (cười mình) một cách hóm hỉnh đùa vui.

=> Tuy không có gì tiếp đãi bạn nhưng tác giả có một tình cảm chân thành, thân thiết.

2. Tình cảm chân thành, thiết tha của tác giả dành cho bạn

2.1 câu đầu: Giới thiệu tình huống bạn đến chơi nhà

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

- Thời gian: đã bấy lâu nay →Thời gian rất lâu không gặp

- Cách xưng hô: Bác → thân mật, gần gũi, tôn trọng

→ Câu thơ bộc lộ sự hồ hởi, vui mừng khi bạn đến chơi nhà.

2.2 Sáu câu thơ tiếp : Hoàn cảnh tiếp đãi bạn

- Trẻ - đi vắng → không có người sai bảo

- Chợ - xa → không dễ mua thức ăn ngon đãi bạn

- Thịt cá:

+ Cá: ao sâu, nước cả

+ Gà: vườn rộng, rào thưa

=> Không bắt được

- Rau quả:

+ Cải: chửa ra cây

+ Cà: mới nụ

+ Bầu: vừa rụng rốn

+ Mướp: đương hoa

=> Không dùng được

- Lễ nghi tiếp khách: trầu → không có (nói quá)

= > Liệt kê theo giá trị giảm dần, có cũng như không, ngôn ngữ giản dị, tiếng cười tự trào hóm hỉnh.

=> Tình bạn chân thành, cao đẹp vượt trên cả vật chất và mọi lễ nghi thông thường.

IV. Đọc tác phẩm Bạn đến chơi nhà

Đã lâu nay bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, không chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta!

Xem thêm các bài tóm tắt Tác giả, tác phẩm Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tác giả - Tác phẩm: Bến nhà Rồng năm ấy

Tác giả - Tác phẩm: Bạn đến chơi nhà

Tác giả - Tác phẩm: Đề đền Sầm Nghi Đống

Tác giả - Tác phẩm: Hiểu rõ bản thân

Tác giả - Tác phẩm: Tự trào I

Đánh giá

0

0 đánh giá