Văn bản Dấu chân sinh thái của mỗi người và thông điệp từ trái đất - Dương Xuân Thảo - Nội dung, tác giả, tác phẩm

2 K

Tài liệu tác giả tác phẩm Dấu chân sinh thái của mỗi người và thông điệp từ trái đất Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: tóm tắt, nội dung chính, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, dàn ý từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài Dấu chân sinh thái của mỗi người và thông điệp từ trái đất lớp 8.

Dấu chân sinh thái của mỗi người và thông điệp từ trái đất - Ngữ văn lớp 8

I. Tác giả Dương Xuân Thảo

Dương Xuân Thảo: Nhà báo, người hoạt động trong ngành Tiếp thị và Truyền thông, từng tham gia hoạch định chiến lược truền thông cho nhiều thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước.

II. Tìm hiểu tác phẩm Dấu chân sinh thái của mỗi người và thông điệp từ trái đất

1. Thể loại

Văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Trích báo điện tử VnExpress, ngày 17/4/2020.

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là thuyết minh

4. Tóm tắt

Tác giả kể câu chuyện về việc đo “dấu chân sinh thái”, qua đó gửi gắm thông điệp từ Trái Đất đến với mỗi người.

5. Bố cục

+ Phần 1: Từ đầu đến “toàn câu hỏi đem lại bế tắc”: Câu chuyện đo lường “dấu chân sinh thái”.

+ Phần 2: Tiếp theo đến “mong sao vẫn còn ở đó”: Sự lạc quan trong đại dịch.

+ Phần 3: Phần còn lại: Gửi gắm thông điệp.

6. Giá trị nội dung

- Qua câu chuyện về việc đo “dấu chân sinh thái”, tác giả đã gửi gắm thông điệp từ Trái Đất đến với mỗi người.

- Góp phần nâng cao ý thức, thay đổi nhận thức và hành động.

7. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp nhiều cách triển khai thông tin trong văn bản.

- Lời văn giản dị, giọng điệu tự nhiên, chân thành.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Dấu chân sinh thái của mỗi người và thông điệp từ trái đất

1. Thông điệp chính của văn bản:

- Mỗi người hãy thức tỉnh và thân ái hơn với Trái Đất, với Mẹ Thiên Nhiên và với nhau.

2. Cách triển khai thông tin trong văn bản:

- Theo trật tự thời gian, theo quan hệ nhân quả,…

- Đưa thông tin khách quan, người viết công phu tra cứu tài liệu, tiếp cận thực tế và ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận những gì mình thu nhận được,…

3. Tìm hiểu khái niệm “dấu chân sinh thái” và thực hành đo “dấu chân sinh thái” của bản thân theo những chỉ dẫn trong văn bản:

- Dấu chân sinh thái (thuật ngữ tiếng Anh: ecological footprint) là một thuật ngữ mới được sử dụng vào những năm 1990 bởi các nhà khoa học thuộc trường Đại học British Columbia là William E. Rees và Mathis Wackernagel. Theo đó, dấu chân sinh thái là một thước đo nhu cầu về các diện tích đất, nước có khả năng cho năng suất sinh học cần thiết để cung cấp thực phẩm, gỗ cho con người, bề mặt xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích hấp thụ các-bon đi-ô-xít, khả năng chứa đựng và đồng hóa chất thải.

- Mỗi người hãy thực hành đo “dấu chân sinh thái” của bản thân sao cho kết quả lí tưởng đạt được phải nhỏ hơn hoặc bằng 1.

IV. Đọc tác phẩm Dấu chân sinh thái của mỗi người và thông điệp từ trái đất

Đang cập nhật...

Xem thêm các bài tìm hiểu Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tác giả - tác phẩm: Miền châu thổ Sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

Tác giả - tác phẩm: Choáng ngợp và đau đớn đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta

Tác giả - tác phẩm: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn

Tác giả - tác phẩm: Dấu chân sinh thái của mỗi người và thông điệp từ trái đất

Tác giả - tác phẩm: Lời giới thiệu cuốn sách Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể

Đánh giá

0

0 đánh giá