Giải Vật Lí 8 Bài 28: Động cơ nhiệt

497

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 28: Động cơ nhiệt chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Động cơ nhiệt lớp 8.

Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 28: Động cơ nhiệt

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời bài C1 trang 99 SGK Vật lí 8: Ở động cơ nổ bốn kì cũng như bất cứ một động cơ nhiệt nào có phải toàn bộ nhiệt lượng của nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích không? Tại sao ?

Phương pháp giải:

Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt được chuyển hoá thành cơ năng.

Lời giải:

Không. Vì một phần nhiệt lượng này được truyền cho các bộ phận của động cơ điện làm các bộ phận này nóng lên, một phần nữa theo các khí thải thoát ra ngoài khí quyển làm cho khí quyển nóng lên.

Trả lời bài C2 trang 99 SGK Vật lí 8: Trong thực tế chỉ có khoảng từ 30% đến 40% nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích. Người ta nói các động cơ nhiệt có hiệu suất vào khoảng từ 30% đến 40% và đưa ra công thức tính hiệu suất:

H=AQ

Hãy phát biểu định nghĩa hiệu suất của động cơ nhiệt và nêu tên, đơn vị của các đại lượng có mặt trong biểu thức trên.

Lời giải:

Hiệu suất của động cơ nhiệt được xác định bằng tỉ số giữa phần nhiệt lượng chuyển hóa thành công cơ học và nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra. 

A là công mà động cơ thực hiện được. Công này có độ lớn bằng phần nhiệt lượng chuyển hóa thành công. Đơn vị là Jun (J)

Q là nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra. Đơn vị là Jun (J)

Trả lời bài C3 trang 99 SGK Vật lí 8: Các máy cơ đơn giản học ở lớp 6 có phải là động cơ nhiệt không? Tại sao?

Phương pháp giải:

Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hoá thành cơ năng.

Lời giải:

Các máy cơ đơn giản học ở lớp 6 không phải là động cơ nhiệt. Vì trong đó không có sự biến đổi từ năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy thành cơ năng.

Trả lời bài C4 trang 99 SGK Vật lí 8: Hãy kể tên các dụng cụ có sử dụng động cơ nổ 4 kì mà em biết.

Lời giải:

Một số dụng cụ có sử dụng động cơ nổ 4 kì: Một số loại động cơ ô tô, một số loại động cơ xe máy, máy nổ của nhà máy nhiệt điện,...

Trả lời bài C5 trang 99 SGK Vật lí 8: Theo em thì động cơ nhiệt có thể gây ra những tác hại nào đối với môi trường sống của chúng ta?

Lời giải:

Gây ra tiếng ồn; các khí do nhiên liệu bị đốt cháy thải ra có nhiều khí độc; nhiêt lượng do động cơ thải ra khí quyển góp phần làm tăng nhiệt độ của khí quyển,...

Trả lời bài C6 trang 99 SGK Vật lí 8: Một ô tô chạy được quãng đường 100km với lực kéo trung bình là 700N tiêu thụ hết 5 lít xăng (khoảng 4kg). Tính hiệu suất của động cơ ô tô.

Phương pháp giải:

Hiệu suất của động cơ nhiệt: H=AQ

Lời giải:

Công có ích: A = F.s = 700.100 000 = 70 000 000 J

Nhiệt lượng do xăng tỏa ra khi bị đốt cháy hoàn toàn:

Q = q.m = 46.106.4 = 184 000 000 J

Hiệu suất của động cơ: H=AQ=7000000018400000038%

Lý thuyết Bài 28: Động cơ nhiệt 

I - ĐỘNG CƠ NHIỆT

Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.

Động cơ nhiệt là động cơ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, bao gồm từ những động cơ chạy bằng xăng hoặc dầu ma dút của xe máy, ôtô, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, ... đến các động cơ chạy bằng các nhiên liệu đặc biệt của tên lửa, con tàu vũ trụ, động cơ chạy bằng năng lượng nguyên tử của tàu ngầm, tàu phá băng, nhà máy điện nguyên tử ...

II - ĐỘNG CƠ NỔ 4 KỲ

1. Cấu tạo

Động cơ gồm: xilanh, trong có pittông (3) được nối với trục bằng biên (4) và tay quay (5). Trên trục quay có gắn vô lăng (6). Trên xilanh có 2 van tự động đóng (1) và mở (2), có bugi (7) để bật tia lửa điện đốt cháy nhiên liệu.

2. Chuyển vận

Động cơ hoạt động có 4 kỳ

- Kỳ thứ nhất (a): Hút nhiên liệu

- Kỳ thứ hai (b): Nén nhiên liệu

- Kỳ thứ ba (c): Đốt nhiên liệu, sinh công. (Chỉ có kỳ này mới sinh công)

- Kỳ thứ tư (d): Thoát khí đã cháy, đồng thời tiếp tục hút nhiên liệu. . .

III - HIỆU SUẤT CỦA ĐỘNG CƠ NHIỆT

Hiệu suất của động cơ nhiệt: H=AQ   

Trong đó:

   + A: công có ích (J)

   + Q: nhiệt lượng toả ra của nhiên liệu bị đốt cháy (J)

Sơ đồ tư duy về động cơ nhiệt

Đánh giá

0

0 đánh giá