Giải Vật Lí 8 Bài 22: Dẫn nhiệt

1.8 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 22: Dẫn nhiệt chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Dẫn nhiệt lớp 8.

Giải bài tập Vật Lí lớp 8 Bài 22: Dẫn nhiệt

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời bài C1 trang 77 sgk vật lí 8: Các đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì?
Lời giải:

Các đinh rơi xuống chứng tỏ nhiệt đã truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra.

Trả lời bài C2 trang 77 sgk vật lí 8: Các đinh rơi xuống trước, sau theo thứ tự nào?
Lời giải:

Các đinh rơi xuống theo thứ tự:  a => b => c => d => e.

Trả lời bài C3 trang 77 sgk vật lí 8: Hãy dựa vào thứ tự rơi xuống của các đinh để mô tả sự truyền nhiệt năng trong thanh đồng AB.

Lời giải:

Nhiệt năng được truyền dần từ đầu A đến đầu B của thanh đồng (nhiệt năng được truyền từ phần nóng hơn sang phần ít nóng hơn). 

Trả lời bài C4 trang 78 sgk vật lí 8: Các đinh gắn ở đầu các thanh có rơi xuống đồng thời không ? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì ?

Lời giải:

- Các đinh gắn ở đầu các thanh rơi xuống không đồng thời.

- Hiện tượng này chứng tỏ các thanh đồng, nhôm và thủy tinh dẫn nhiệt không giống nhau.

Trả lời bài C5 trang 78 sgk vật lí 8: Hãy dựa vào thí nghiệm trên để so sánh tính dẫn nhiệt của đồng, nhôm, thủy tinh. Chất nào dẫn nhiệt tốt nhất, chất nào dẫn nhiệt kém nhất? Từ đó có thể rút ra kết luận gì?

Lời giải:

- Kết quả thí nghiệm cho thấy : Trong ba chất thì đồng dẫn nhiệt tốt nhất, thủy tinh dẫn nhiệt kém nhất.

- Từ đó có thể rút ra kết luận: Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

Trả lời bài C6 trang 78 sgk vật lí 8: Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm có bị nóng chảy không? Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất lỏng?

Lời giải:

Khi nước ở phần trên của ống nghiệm bắt đầu sôi thì cục sáp ở đáy ống nghiệm chưa bị nóng chảy. Điều này cho thấy chất lỏng dẫn nhiệt kém.

Trả lời bài C7 trang 78 sgk vật lí 8: Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp gần ở nút ống nghiệm có bị nóng chảy không ? Từ thí nghiệm này có thể rút ra nhận xét gì về tính dẫn nhiệt của chất khí ?
 

Lời giải:

- Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp gắn ở nút ống nghiệm chưa bị nóng chảy.

- Điều này chứng tỏ chất khí dẫn nhiệt kém.

Trả lời bài C8 trang 78 sgk vật lí 8: Tìm ba ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt.

Lời giải:

- Dùng một que sắt đưa một đầu vào bếp than đang cháy, một lúc sau cầm vào đầu còn lại ta thấy đầu này cũng bị nóng. Thanh sắt đã dẫn nhiệt từ bếp than sang tay ta.

- Đun nóng phía dưới ấm chứa nước, lát sau nước trong ấm cũng nóng lên. Nước đă truyền nhiệt từ lửa sang tay ta.

- Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, một lúc sau ta thấy đầu thìa bạc còn lại cũng bị nóng. Thìa bạc đã truyền nhiệt từ nước nóng sang tay ta.

Trả lời bài C9 trang 78 sgk vật lí 8: Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ?

Phương pháp giải:

Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

Lời giải:

Nồi, xoong dùng để nấu chín thức ăn. Nồi xoong làm bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn nhanh chín.

Bát đĩa dùng để đựng thức ăn, muốn cho thức ăn lâu bị nguội thì bát đĩa làm bằng sứ là tốt nhất vì sứ là chất dẫn nhiệt kém.

Trả lời bài C10 trang 78 sgk vật lí 8: Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày?

Phương pháp giải:

- Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.

Lời giải:

Mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày là vì mặc cùng lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí ở giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt kém nên có thể giữa ấm cho cơ thể tốt hơn. 

Trả lời bài C11 trang 78 sgk vật lí 8: Về mùa nào chim thường hay đứng xù lông? Tại sao?

Phương pháp giải:

- Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

- Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.

Lời giải:

Về mùa đông chim thường hay đứng xù lông. Vì mùa đông thời tiết lạnh, chim xù lông để tạo ra các lớp không khí dẫn nhiệt kém. Điều này giúp chim được giữ ấm hơn.

Trả lời bài C12 trang 78 sgk vật lí 8: Tại sao trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh, còn trong những ngày nắng nóng sờ vào kim loại ta lại thấy nóng?

Phương pháp giải:

- Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

- Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.

Lời giải:

Vì kim loại dẫn nhiệt rất tốt. Những ngày rét, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt từ cơ thể truyền vào kim loại và phân tán trong kim loại nhanh nên ta cảm thấy lạnh.

Ngược lại những ngày nóng nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nên nhiệt từ kim loại truyền vào cơ thể nhanh và ta có cảm giác nóng.

Lý thuyết Bài 22: Dẫn nhiệt

1. Sự dẫn nhiệt

Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

2. Tính dẫn nhiệt của các chất

- Chất rắn dẫn nhiệt tốt.

Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất và kim loại dẫn điện tốt nhất là Bạc (Ag)

- Chất lỏng dẫn nhiệt kém (trừ dầu và thuỷ ngân)

- Chất khí dẫn nhiệt kém nhất.

+ Gỗ, sứ, nhựa dẫn, sợi bông … dẫn nhiệt kém (kém hơn cả nước)

+ Chân không không dẫn nhiệt

Sơ đồ tư duy về dẫn nhiệt

STEM - Truyền nhiệt

1. Mục tiêu

- Hiểu được thế nào lggà truyền nhiệt

- Thực hiện được thí nghiệm

2. Nguyên liệu

- 1 cốc nến

- 1 quả bóng bay có chứa nước

- 1 quả bóng bay không cbó nước

3. Tiến hành thí nghiệm

Bước 1: Đốt cho cốc nến cháy

Bước 2: Hơ quả bóng không có nước vào ngọn nến và quan sát hiện tượng

Bước 3: Hơ quả bóng có nước vào ngọn nến và quan sát hiện tượng

4. Hiện tượng và giải thích hiện tượng

a. Hiện tượng

- Quả bóng không có nước thì bị nổ

- Quả bóng có nước thì không bị nổ

b. Giải thích hiện tượng

- Bên trong quả bóng không có nước chứa không khí nên nhiệt lượng từ ngọn nến tảo ra đú phá huye lớp cao su làm vỡ quả bóng

- Bên trong quả bóng có nước, nhiệt lượng từ ngọn nến truyền sang quả bóng đồng thời nhiệt lượng này cũng làm nước nóng lên. Phần nhiệt lượng tiêu hao cho nước không đủ phá vỡ lớp cao su của quả bóng

Đánh giá

0

0 đánh giá