15 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 2 (Cánh diều) có đáp án: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

1.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 8 Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDCD 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm GDCD 8 Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Câu 1. Thực hành hát Then là nét đẹp văn hóa truyền thống của những dân tộc nào ở Việt Nam?

A. Dân tộc Kinh, Mường, Thái.

B. Dân tộc Pa-cô; Dao, Mường.

C. Dân tộc Hoa, Ba-na, H’mông.

D. Dân tộc Tày, Nùng, Thái.

Đáp án đúng là: D

- Thực hành hát Then là nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam. Năm 2019, Thực hành hát Then được Tổ chức UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?

A. Tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau.

B. Góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ hoà bình thế giới.

C. Giúp ta thêm tự hào vì dân tộc mình có trình độ cao hơn dân tộc khác.

D. Làm cho kho tàng văn hoá nhân loại thêm phong phú và đặc sắc.

Đáp án đúng là: C

- Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, như:

+ Làm cho văn hoá nhân loại thêm phong phú, đặc sắc;

+ Tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau;

+ Giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hoà bình trên thế giới.

Câu 3. Theo quyết định của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO), Ngày Quốc tế Khoan dung sẽ được tổ chức vào

A. ngày 18/7 hằng năm.

B. ngày 27/7 hằng năm.

C. ngày 16/11 hằng năm.

D. ngày 25/6 hằng năm.

Đáp án đúng là: C

Ngày 16/11/1995, Tổ chức UNESCO quyết định, lấy ngày 16/11 hằng năm để kỉ niệm Ngày Quốc tế Khoan dung. Đại diện 185 quốc gia đã kí vào bản Tuyên bố đưa ra tại Hội nghị toàn thể lần thứ 28 của UNESCO, theo đó, cam kết: “Tôn trọng, chấp nhận và hiểu đúng sự đa dạng, phong phú của các nền văn hóa của thế giới, những hình thức tự biểu hiện và những khả năng thể hiện cá tính của con người”.

Câu 4. Cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc trên thế giới, vì: các dân tộc

A. có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.

B. đều giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục.

C. có phương thức sinh hoạt và ngôn ngữ giống nhau.

C. đều giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống.

Đáp án đúng là: A

Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các dân tộc, vì mỗi dân tộc đều có những nét đẹp riêng về: tính cách, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ,….

Câu 5. Em nên đồng tình với ý kiến nào dưới đây?

A. Không nên tiếp thu, học hỏi văn hóa bên ngoài.

B. Chỉ nên tôn trọng, học hỏi những dân tộc giàu có.

C. Mọi dân tộc đều có cái hay, cái đẹp,… để ta học hỏi.

D. Nên tiếp thu tất cả các thành tựu văn hóa nước ngoài.

Đáp án đúng là: C

Đồng tình với ý kiến: “Mọi dân tộc đều có cái hay, cái đẹp,… để ta học hỏi”. Vì: Mỗi dân tộc đều có những nét đẹp văn hóa riêng, chúng ta nên tiếp thu, học hỏi những cái hay, cái đẹp của các dân tộc khác để phát triển bản thân và làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc mình.

Câu 6. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Bạn M là học sinh lớp 8A, bạn có mẹ là người Việt Nam và bố là người Anh. Bạn M có một số điểm khác biệt về ngoại hình so với các bạn cùng lớp, chẳng hạn như: làn da trắng, mái tóc vàng, sống mũi cao và đôi mắt màu xanh dương…. Do đó, M thường xuyên bị bạn T trêu chọc. Nếu là bạn cùng lớp với M và T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm vì không liên quan gì đến mình.

B. Cùng với bạn T trêu chọc về ngoại hình của bạn M.

C. Rủ rê các bạn trong lớp cùng tẩy chay, cô lập bạn M.

D. An ủi, động viên M; khuyên T không nên trêu chọc M.

Đáp án đúng là: D

Nếu là bạn cùng lớp với M và T, em nên:

+ Động viên, an ủi và giúp đỡ M.

+ Khuyên T không nên trêu chọc, chê bai về ngoại hình của M và nên tôn trọng sự đa dạng về màu da, văn hóa,… giữa các dân tộc.

Câu 7. “Cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước” - đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Dân tộc.

B. Quốc gia.

C. Đất nước.

D. Tổ quốc.

Đáp án đúng là: A

Hiểu theo nghĩa rộng, dân tộc là cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.

Câu 8. Em không đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề: tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới?

A. Mọi dân tộc đều có những nét đẹp riêng về tính cách, văn hóa.

B. Cần tiếp thu có chọn lọc các thành tựu văn hóa của bên ngoài.

C. Chỉ nên tôn trọng, học hỏi văn hóa của những dân tộc giàu có.

D. Cần phê phán các hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hóa.

Đáp án đúng là: C

Ý kiến “chỉ nên tôn trọng, học hỏi văn hóa của những dân tộc giàu có” là không đúng. Vì: mỗi dân tộc đều có những nét đẹp riêng về: tính cách, truyền thống, phong tục tập quán, ngôn ngữ,… Đó là những vốn quý của nhân loại cần được tôn trọng, kế thừa và phát triển.

Câu 9. Sam-pót là trang phục truyền thống của cư dân ở quốc gia nào?

A. Việt Nam.

B. Cam-pu-chia.

C. Hàn Quốc.

D. Ấn Độ.

Đáp án đúng là: B

Sam-pót là trang phục truyền thống của cư dân Cam-pu-chia.

Câu 10. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm dưới đây: “…… là sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hoá, dạng thức văn hoá và nhiều cách biểu đạt văn hoá khác nhau ở một vùng nói riêng hoặc trên thế giới nói chung”.

A. Đa dạng dân tộc.

B. Đa dạng văn hóa.

C. Bản sắc văn hóa.

D. Bản sắc dân tộc.

Đáp án đúng là: B

Đa dạng văn hóa được hiểu là sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hoá, dạng thức văn hoá và nhiều cách biểu đạt văn hoá khác nhau ở một vùng nói riêng hoặc trên thế giới nói chung.

Câu 11. Trong tình huống sau đây, chủ thể nào đã chưa biết tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?

Tình huống. Bạn X và T rất thích đọc sách về các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới. Thấy vậy, bạn M cười và khuyên hai bạn X và T rằng: “Cậu nên dành thời gian để học các môn học chính khóa trên lớp. Tìm hiểu về văn hóa của các dân tộc trên thế giới có giúp ích gì đâu”

A. Bạn T và X.

B. Bạn M.

C. Bạn T.

D. Bạn X.

Đáp án đúng là: B

Trong tình huống trên, bạn M chưa biết tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

Câu 12. Đa dạng dân tộc được hiểu là

A. sự tương đồng về sắc tộc và văn hóa truyền thống… giữa các dân tộc.

B. sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hoá, dạng thức văn hoá trên thế giới.

C. tính nhiều vẻ, biểu hiện khác nhau về sắc tộc, văn hóa,… của các dân tộc.

D. sự tồn tại biệt lập của các nền văn hóa, dạng thức văn hóa trên thế giới.

Đáp án đúng là: C

Đa dạng dân tộc được hiểu là tính nhiều vẻ, nhiều dạng, biểu hiện khác nhau về sắc tộc, tâm lí, tính cách, truyền thống văn hoá,... của các dân tộc.

Câu 13. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện thông qua hành động nào sau đây?

A. Tôn trọng tính cách, truyền thống… của các dân tộc.

B. Từ chối tìm hiểu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc.

C. Kì thị, phân biệt giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.

D. Kì thị, phân biệt chủng tộc giữa người da trắng và da màu.

Đáp án đúng là: A

- Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới cần được thực hiện thông qua những thái độ và việc làm cụ thể, như:

+ Tôn trọng các dân tộc khác, cũng như bản sắc và giá trị văn hoá riêng có của họ

+ Không chê bai, công kích, không phân biệt, kì thị chủng tộc, văn hóa,…

+ Luôn học hỏi lẫn nhau và đối xử với nhau một cách chân thành.

Câu 14. Trang phục truyền thống của người dân Sin-ga-po được gọi là

A. Ba-ju Ke-ba-ya.

B. Ki-mô-nô.

C. Sam-pót.

D. Han-bok.

Đáp án đúng là: A

Trang phục truyền thống của người dân Sin-ga-po được gọi là Ba-ju Ke-ba-ya.

Câu 15. Tháp Eiffel là một trong những biểu tượng văn hóa - lịch sử của quốc gia nào?

A. Hàn Quốc.

B. Hoa Kỳ.

C. Pháp.

D. Đức.

Đáp án đúng là: C

Tháp Eiffel là một trong những biểu tượng văn hóa - lịch sử của nước Pháp.

Phần 2. Lý thuyết GDCD 8 Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

1. Biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

Các dân tộc có sự đa dạng đặc trưng riêng về phương thức sinh hoạt, ngôn ngữ, chữ viết, màu sắc da, truyền thống, phong tục, tập quán, ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, kiến trúc và nhiều mặt khác. Từ địa lý, chủng tộc, lịch sử hình thành và phát triển, những nét độc đáo này tạo nên sự đa dạng văn hóa phong phú, tuyệt vời của nhân loại. Mỗi dân tộc mang trong mình một câu chuyện độc đáo, làn gió mới, đóng góp vào sự phát triển và sự phong phú của nền văn hóa thế giới.

2. Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

Sự đa dạng văn hoá của các dân tộc trên thế giới là một kho tàng vô giá của nhân loại. Từ ngôn ngữ, tập quán, phong tục, đến nghệ thuật, kiến trúc và ẩm thực, mỗi dân tộc đều có những giá trị riêng và đặc sắc đóng góp cho sự phong phú và độc đáo của văn hoá nhân loại.

Việc tôn trọng đa dạng văn hoá này không chỉ là một nghĩa vụ đạo đức mà còn là một cơ hội để các dân tộc học hỏi và hợp tác với nhau. Thông qua việc trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và các giá trị văn hoá, các dân tộc có thể phát triển và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình.

Lý thuyết GDCD 8 Bài 2 (Cánh diều): Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc (ảnh 1)

Tôn trọng đa dạng văn hoá còn góp phần vào sự bình đẳng giữa các dân tộc và duy trì hòa bình trên thế giới. Khi chúng ta tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của nhau, chúng ta sẽ không còn kì thị, phân biệt và xây dựng một thế giới đa dạng và hòa bình hơn.

Do đó, chúng ta cần luôn tôn trọng các dân tộc khác, bản sắc và giá trị văn hoá riêng có của họ, không chê bai, công kích và đối xử với nhau một cách chân thành, từ đó cùng nhau học hỏi và phát triển.

3. Thực hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

Để xây dựng một xã hội đa văn hoá, chúng ta cần hiểu rằng sự đa dạng là một phần của sự giàu có của thế giới. Không có sự đa dạng, sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, chủng tộc và phong cách sống, thế giới sẽ trở nên đơn điệu và thiếu sức sống.

Tôn trọng các dân tộc khác là một nét đẹp của xã hội hiện đại và phát triển. Chúng ta không nên chê bai, công kích hay phân biệt chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ hay bất kỳ yếu tố nào khác. Thay vào đó, chúng ta cần phát triển tinh thần đoàn kết, hợp tác và tôn trọng để giúp các dân tộc khác hiểu và thấu hiểu về bản sắc văn hóa riêng của mình.

Hơn nữa, việc học hỏi và đối xử với nhau một cách chân thành và tôn trọng sự khác biệt giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, thấu hiểu và đánh giá cao giá trị của các nền văn hoá khác nhau. Điều này giúp chúng ta xây dựng một cộng đồng toàn cầu với sự chia sẻ thông tin, kiến thức, tình cảm và truyền thống. Chúng ta có thể học hỏi từ nhau và cùng nhau phát triển, đóng góp cho sự bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ hoà bình trên thế giới.

Sơ đồ tư duy Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Lý thuyết GDCD 8 Bài 2 (Cánh diều): Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc (ảnh 1)

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá