15 câu Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 10 (Kết nối tri thức) có đáp án: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

1.2 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDCD 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm GDCD 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Câu 1. “Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Lao động.

B. Sáng tạo.

C. Siêng năng.

D. Kiên trì.

Đáp án đúng là: A

- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.

Câu 2. Nhân tố nào dưới đây có vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước và nhân loại?

A. Gia đình.

B. Lao động.

C. Của cải.

D. Tiền bạc.

Đáp án đúng là: B

Lao động có vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước và nhân loại.

Câu 3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân có nghĩa vụ

A.  lựa chọn nghề nghiệp đúng với sở thích, nguyện vọng của bản thân.

B. lao động để nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần phát triển đất nước.

C. tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc đúng với nguyện vọng của bản thân.

D. học tập, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ đúng với nhu cầu của bản thân.

Đáp án đúng là: B

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần phát triển đất nước.

Câu 4. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ

A. 14 tuổi.

B. 16 tuổi.

C. 18 tuổi.

D. 20 tuổi.

Đáp án đúng là: C

Theo Khoản 1, Điều 143, Bộ luật Lao động năm 2019: lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

Câu 5. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có nghĩa vụ nào sau đây?

A. Tự do lựa chọn nơi làm việc.

B. Hưởng lương phù hợp với trình độ.

C. Tự do lựa chọn việc làm.

D. Thực hiện hợp đồng lao động.

Đáp án đúng là: D

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có nghĩa vụ: thực hiện hợp đồng lao động, chấp hành kỉ luật lao động, tuân theo sự quản lí, điều hành của người sử dụng lao động.

Câu 6. Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có quyền lợi nào sau đây?

A. Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc.

B. Thực hiện hợp đồng lao động.

C. Chấp hành kỉ luật lao động.

D. Tuân theo sự quản lí của người sử dụng lao động.

Đáp án đúng là: A

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: người lao động có quyền lợi: làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, không bị cưỡng bức lao động; được hưởng lương phù hợp với trình độ, được gia nhập các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức đại diện cho người lao động...

Câu 7. Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có quyền nào sau đây?

A. Thực hiện hợp đồng lao động.

B. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

C. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.

D. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động.

Đáp án đúng là: D

Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có quyền: tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động, khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động, đóng cửa tạm thời nơi làm việc...

Câu 8. Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có nghĩa vụ nào sau đây?

A. Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động.

B. Khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.

C. Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.

D. Đóng cửa tạm thời nơi làm việc

Đáp án đúng là: C

Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có nghĩa vụ: thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác, tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.

Câu 9. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “…… là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.

A. Kỉ luật lao động.

B. Hợp đồng lao động.

C. Nội quy lao động.

D. Nội quy làm việc.

Đáp án đúng là: B

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

Câu 10. Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định của Bộ Luật lao động năm 2019?

Tình huống. Chị X làm việc tại công ty của ông M. Trong quá trình làm việc, chị M luôn cố gắng, tuân thủ đúng nội quy công ty và sự quản lí, điều hành của cấp trên. Tuy nhiên, sau gần 2 năm làm việc tại công ty, chị X vẫn không được kí hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm như thoả thuận khi tuyển dụng trước đó. Khi chị thắc mắc, ông M đã có những lời lẽ không hay xúc phạm chị và đuổi việc, không cho chị X tiếp tục làm việc tại công ty.

A. Chị X.

B. ông M.

C. Chị X và ông M.

D. Không có nhân vật nào.

Đáp án đúng là: B

Trong tình huống trên, ông M đã vi phạm quy định của Bộ Luật lao động năm 2019, vì: ông M (người sử dụng lao động) đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình (ông không kí hợp đồng lao động và không đóng bảo hiểm cho chị X như thỏa thuận khi tuyển dụng).

Câu 11. Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

A. Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại.

B. Lao động chỉ tạo ra những giá trị vật chất cho đời sống con người.

C. Chỉ người nghèo mới cần lao động, người giàu không cần lao động.

D. Lao động chỉ tạo ra những giá trị tinh thần cho đời sống con người.

Đáp án đúng là: A

Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại là ý kiến đúng.

Câu 12. Hành vi nào dưới đây không vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019?

A. Thuê trẻ em 14 tuổi làm việc 8 giờ/ngày; 6 ngày/ tuần.

B. Thuê trẻ em 13 tuổi làm việc trong cơ sở sang chiết khí ga.

C. Tự ý nghỉ việc không báo trước cho người sử dụng lao động.

D. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Đáp án đúng là: D

Hành vi cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động không vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019

Câu 13. Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019?

A. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

B. Khen thưởng khi người lao động đạt thành tích cao trong công việc.

C. Thuê trẻ em 14 tuổi làm công việc phá dỡ các công trình xây dựng.

D. Người lao động tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, nơi làm việc.

Đáp án đúng là: C

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: nghiêm cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi trong công việc phá dỡ các công trình xây dựng.

Câu 14. Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Chủ nhật, bạn N sang nhà bạn H trả sách thì thấy H đang giận dỗi mẹ. Sau khi hỏi thăm, N mới biết H có thái độ như vậy là vì mẹ yêu cầu phải lau nhà xong mới được đi chơi. Bạn H rất ấm ức và cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm việc nhà.

Câu hỏi: Trong trường hợp trên, nếu là N, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Không quan tâm, vì việc đó không ảnh hưởng gì đến mình.

B. Khuyên H nên giúp đỡ mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi.

C. Đồng tình với bạn H vì trẻ em không có nghĩa vụ làm việc nhà.

D. Mắng nhiếc H gay gắt vì H lười biếng và không yêu thương mẹ.

Đáp án đúng là: B

Trong trường hợp trên, nếu là N, em nên: giải thích cho H hiểu, lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người; từ đó khuyên H hãy giúp đỡ mẹ những công việc phù hợp với lứa tuổi.

Câu 15. Hành vi nào sau đây đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

A. Chị H luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.

B. Bà T thuê bạn G (14 tuổi) tham gia phá dỡ công trình xây dựng.

C. Bạn M chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.

D. Công ty đã đóng bảo hiểm và cho anh P được nghỉ phép hằng năm.

Đáp án đúng là: B

Hành vi của bà T đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, vì: theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019: nghiêm cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi trong công việc phá dỡ các công trình xây dựng.

Phần 2. Lý thuyết GDCD 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

1. Vai trò của lao động đối với con người

- Lao động là hoạt động quan trọng và cần thiết nhất của con người, vì nó đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của cá nhân, đất nước và cả nhân loại.

2. Một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

- Theo quy định của pháp luật, công dân được quyền lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc để đáp ứng nhu cầu cá nhân, gia đình và đóng góp cho xã hội. 

- Công dân còn có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình và đóng góp cho sự phát triển đất nước.

- Tham gia vào các hoạt động sản xuất, công dân đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước và xây dựng một xã hội hòa bình, ổn định và phồn vinh.

- Quyền lựa chọn nghề nghiệp và nghĩa vụ lao động là hai yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân, đất nước và xã hội. Chúng tạo ra một sự cân bằng giữa quyền lợi và trách nhiệm của công dân trong một xã hội văn minh, tiên tiến và phát triển.

3. Một số quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên

- Cấm nhận trẻ em chưa đủ 13 tuổi vào làm việc (trừ một số công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao theo luật định). 

- Cấm sử dụng lao động chưa thành niên vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với hoá chất độc hại, có môi trường lao động không phù hợp cho sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên. viết chi tiết

Lý thuyết GDCD 8 Bài 10 (Kết nối tri thức): Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (ảnh 1)

4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên khi tham gia hợp đồng lao động

Khi tham gia hợp đồng lao động, các bên liên quan có những quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:

- Người lao động có quyền:

+ Tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi làm việc và thỏa thuận điều kiện làm việc.

+ Yêu cầu được ký kết hợp đồng lao động bảo đảm quyền lợi của mình.

+ Được bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật.

+ Yêu cầu được đối xử công bằng, không bị phân biệt đối xử về giới tính, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, ngôn ngữ, địa vị xã hội và tình trạng hôn nhân, tình trạng sức khỏe hoặc tình trạng hưởng chế độ phúc lợi xã hội.

+ Yêu cầu được tham gia các hoạt động công đoàn và có quyền thành lập, tham gia và hoạt động của các tổ chức đại diện cho người lao động.

+ Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các điều khoản của hợp đồng lao động và các quy định của pháp luật về lao động, lương bổng, bảo hiểm xã hội và các khoản chính sách khác liên quan đến lao động.

+ Thực hiện đầy đủ và trung thực công việc được giao, tuân thủ các quy định, quy trình, quy chế, quy tắc của người sử dụng lao động.

+ Bảo vệ tài sản, bí mật thương mại và bảo mật thông tin của người sử dụng lao động.

- Người sử dụng lao động có quyền:

+ Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát và đào tạo lao động theo nhu cầu và yêu cầu công việc của tổ chức, công ty hay doanh nghiệp.

+ Thoả thuận với người lao động về điều kiện làm việc và các chế độ phúc lợi khác.

+ Yêu cầu người lao động tuân thủ các quy định, quy trình, quy chế, quy tắc và thực hiện đầy đủ và trung thực công việc được giao.

Sơ đồ tư duy Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Lý thuyết GDCD 8 Bài 10 (Kết nối tri thức): Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (ảnh 1)

Xem thêm các bài Trắc nghiệm GDCD lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Trắc nghiệm Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Trắc nghiệm Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Trắc nghiệm Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Đánh giá

0

0 đánh giá