15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 10 (Kết nối tri thức) có đáp án: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

2.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX). Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Câu 1. Hình thức độc quyền phổ biến tại Mĩ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. các-ten.

B. xanh-đi-ca.

C. tơ-rớt.

D. công-xooc-xi-om.

Đáp án đúng là: C

Hình thức độc quyền phổ biến tại Mĩ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là tơ-rớt.

Câu 2. Sự kết hợp giữa tư bản ngân và tư bản công nghiệp đã đưa đến sự hình thành của tầng lớp nào sau đây?

A. Tư bản công thương.

B. Tư bản tài chính.

C. Tư bản nhà nước.

D. Tư bản nông nghiệp.

Đáp án đúng là: B

Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở các nước tư bản Âu - Mĩ, tầng lớp tư bản tài chính đã ra đời trên cơ sở kết hợp giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp.

Câu 3. Một trong những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc là sự xuất hiện của

A. tầng lớp tư bản ngân hàng.

B. tầng lớp tư bản công nghiệp.

C. các công trường thủ công.

D. các công ty độc quyền.

Đáp án đúng là: D

Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền, sự ra đời của tư bản tài chính, hoạt động xuất khẩu tư bản và tranh giành thuộc địa, là những dấu hiệu cơ bản đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 4. Các công ty độc quyền bắt đầu xuất hiện ở các nước tư bản Âu - Mĩ vào thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XVIII.

B. Cuối thế kỉ XIX.

C. Cuối thế kỉ XX.

D. Đầu thế kỉ XXI.

Đáp án đúng là: B

Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, ở các nước tư bản Âu - Mĩ đã bắt đầu xuất hiện các công ty độc quyền, chiếm và kiểm soát gần như hoàn toàn đối với một ngành công nghiệp từ khâu sản xuất, phân phối hàng hoá đến dịch vụ.

Câu 5. Đến cuối thế kỉ XIX, Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về

A. sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.

B. xuất khẩu tư bản và sản xuất công nghiệp.

C. xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

D. hệ thống thuộc địa và sản xuất công nghiệp.

Đáp án đúng là: C

Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, đến cuối thế kỉ XIX, kinh tế Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba thế giới (sau Mỹ, Đức). Tuy nhiên, Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.

Câu 6. Thể chế chính trị ở Anh là

A. quân chủ chuyên chế.

B. cộng hòa tổng thống.

C. quân chủ lập hiến.

D. dân chủ nhân dân.

Đáp án đúng là: C

Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm quyền, đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

Câu 7. Nguyên nhân nào khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Pháp phát triển chậm lại (giai đoạn cuối thế kỉ XIX)?

A. Không sử dụng máy móc trong sản xuất công nghiệp.

B. Ảnh hưởng từ thất bại sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ.

C. Hệ thống thuộc địa thu hẹp, sức mua của nhân dân giảm sút.

D. Tư sản Pháp không đầu tư phát triển công nghiệp trong nước.

Đáp án đúng là: B

Do hậu quả nặng nề của chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), tốc độ phát triển kinh tế của Pháp phát triển chậm lại.

Câu 8. Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Mỹ.

Đáp án đúng là: B

Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh).

Câu 9. Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Đức đứng ở vị trí thứ mấy trên thế giới?

A. Dẫn đầu thế giới.

B. Thứ 2 thế giới.

C. Thứ 3 thế giới.

D. Thứ 4 thế giới.

Đáp án đúng là: B

Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước (1871), Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ 2 thế giới (sau Mỹ) về sản xuất công nghiệp.

Câu 10. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trên lĩnh vực đối ngoại, giới cầm quyền Đức chủ trương

A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.

B. dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.

C. tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế.

D. không can thiệp vào các vấn đề bên ngoài châu Âu.

Đáp án đúng là: B

Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp,… Vì thế, giới cầm quyền Đức chủ trương: chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.

Câu 11. Vào cuối thế kỉ XIX, nhân vật nào dưới đây được gọi là “vua dầu mỏ” của nước Mỹ?

A. Rốc-phe-lơ.

B. Moóc-gân.

C. Pho.

D. Clin-tơn.

Đáp án đúng là: A

Vào cuối thế kỉ XIX, ở Mỹ cũng có những công ty độc quyền khổng lồ, đồng thời là đế chế tài chính, như: “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ; “vua thép” Moóc-gân.; “vua ô tô” Pho.…

Câu 12. Hai đảng thay nhau nắm quyền ở nước Mỹ là

A. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

B. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.

C. Đảng Cộng sản và Đảng Dân chủ.

D. Đảng Quốc đại và Đảng Cộng sản.

Đáp án đúng là: A

Hai đảng thay nhau nắm quyền ở nước Mỹ là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa.

Câu 13. Năm 1899, Mỹ tuyên bố chính sách “mở cửa”, cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc khác ở thị trường

A. Trung Quốc.

B. Ấn Độ.

C. Việt Nam.

D. Nhật Bản.

Đáp án đúng là: A

Năm 1899, Mỹ tuyên bố chính sách “mở cửa”, cạnh tranh ảnh hưởng thương mại với các đế quốc khác ở thị trường Trung Quốc.

Câu 14. Anh và Đức là hai quốc gia theo thể chế

A. quân chủ lập hiến.

B. cộng hòa tổng thống.

C. quân chủ chuyên chế.

D. dân chủ nhân dân.

Đáp án đúng là: A

Anh và Đức là hai quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến.

Câu 15. Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?

A. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.

B. Tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.

C. Cải cách đất nước để tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản.

D. Tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.

Đáp án đúng là: B

Từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chính sách đối ngoại cơ bản của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ là: tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.

Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

I. Những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 10 (Kết nối tri thức): Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) (ảnh 1)- Khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, kinh tế tư bản phát triển mạnh mẽ tại Tây Âu và Bắc Mỹ với sự hỗ trợ của phát minh khoa học, kĩ thuật.

- Các công ty độc quyền lớn hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau và chi phối đời sống xã hội ở mỗi quốc gia.

- Tư bản tài chính ra đời từ sự dung hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng.

- Ngoài ra, các nước tư bản phương Tây còn xâm lược và bóc lột thuộc địa, dẫn tới sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc.

II. Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

a) Anh

- Anh tụt xuống vị trí thứ ba về công nghiệp cuối thế kỉ XIX, sau Mỹ và Đức, nhưng vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản và thương mại.

- Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, thao túng nền kinh tế.

- Là nước quân chủ lập hiến, với hai đảng Tự do và Bảo thủ bảo vệ quyền lợi giai cấp tư sản.

- Anh trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất thế giới, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

b) Pháp

- Kinh tế Pháp: chậm lại vì hậu quả Chiến tranh Pháp – Phổ, tụt xuống thứ tư trong công nghiệp và nông nghiệp nhỏ. Các công ti độc quyền ngân hàng chi phối kinh tế Pháp, xuất khẩu tư bản đứng thứ hai sau Anh.

- Đối nội: Cộng hoà thứ ba ở Pháp thường xuyên khủng hoảng, chính phủ Cộng hoà đàn áp nhân dân và công nhân.

- Đối ngoại: Pháp đẩy mạnh xâm lược và thuộc địa, có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới, ở châu Phi, châu Á,...

c) Đức

- Về kinh tế, Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ) về công nghiệp. Các công ti độc quyền được hình thành.

- Về đối nội, Đức là nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, quý tộc địa chủ liên kết với tư bản độc quyền để thống trị nhân dân.

- Về đối ngoại, Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, chạy đua vũ trang và dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.

d) Mỹ

- Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, gấp đôi Anh năm 1894.

- Các công ti độc quyền lớn của Mỹ là: Rốc-phe-lơ (dầu mỏ), Moóc-gân (thép), Pho (ô tô).

- Nông nghiệp Mỹ phát triển mạnh nhờ canh tác hiện đại, cung cấp lương thực cho châu Âu.

- Hai đảng Cộng hoà và Dân chủ nắm quyền và phục vụ quyền lợi tư sản.

- Mỹ bành trướng ở châu Á - Thái Bình Dương, chiếm Phi-líp-pin và Cu-ba, ảnh hưởng đến Trung và Nam Mỹ.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII

Trắc nghiệm Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Trắc nghiệm Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Trắc nghiệm Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

Trắc nghiệm Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học,nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Đánh giá

0

0 đánh giá