15 câu Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 7 (Kết nối tri thức) có đáp án: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

1.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Địa Lí lớp 8 Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Địa Lí 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm Địa lí 8 Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

Câu 1. Hoạt động trồng trọt diễn ra

A. theo mùa.

B. quanh năm.

C. ở miền núi.

D. ở đồng bằng.

Đáp án đúng là: B

Hoạt động trồng trọt diễn ra quanh năm (từ 2 - 3 vụ/năm), có nhiều hình thức canh tác như xen canh, luân canh, gối vụ...

Câu 2. Cây cao su và cà phê phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Tây Nguyên.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án đúng là: A

Ở nước ta, một số cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiều,… được trồng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Câu 3. Cây trồng nào sau đây không phổ biến ở miền Nam?

A. Đào, lê, mận.

B. Cao su, điều.

C. Chuối, đu đủ.

D. Tiêu, cà phê.

Đáp án đúng là: A

Miền khí hậu phía Nam nóng quanh năm với một mùa mưa và một mùa khô thuận lợi phát triển các cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, như: lúa, cà phê, cao su, chôm chôm, sầu riêng...

Câu 4. Khó khăn chủ yếu của khí hậu đối với nông nghiệp nước ta hiện nay là

A. hạn hán, mưa phùn, bão.

B. nhiều thiên tai, dịch bệnh.

C. sâu bệnh và sương muối.

D. sạt lở bờ biển, cháy rừng.

Đáp án đúng là: B

Khí hậu nước ta gây nhiều khó khăn cho nông nghiệp, đó là các thiên tai (hạn hán, bão, lũ, sương muối, dông, mưa đá,...) thường xảy ra làm thiệt hại nặng nề tới hoạt động sản xuất nông nghiệp; Đồng thời, khí hậu nóng ẩm là môi trường dễ phát sinh sâu bệnh, làm giảm năng suất cây trồng và vật nuôi, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng của nông sản.

Câu 5. Khí hậu không ảnh hưởng đến loại hình du lịch nào sau đây?

A. Du lịch nghỉ dưỡng.

B. Du lịch sinh thái.

C. Du lịch biển - đảo.

D. Du lịch văn hóa.

Đáp án đúng là: D

Khí hậu có vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch. Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến một số loại hình du lịch như: du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá tự nhiên...

Câu 6. Điểm du lịch Bà Nà thuộc thành phố nào sau đây?

A. Hải Phòng.

B. Đà Nẵng.

C. Hà Nội.

D. Cần Thơ.

Đáp án đúng là: B

Điểm du lịch Bà Nà thuộc thành phố Đà Nẵng.

Câu 7. Một trong những điểm du lịch biển nổi tiếng của Việt Nam là

A. Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

B. Sa Pa (Lào Cai).

C. Ba Vì (Hà Nội).

D. Nha Trang (Khánh Hòa).

Đáp án đúng là: D

Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) là một điểm du lịch biển nổi tiếng của Việt Nam.

Câu 8. Điểm du lịch Mũi Né thuộc tỉnh nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bình Thuận.

B. Khánh Hòa.

C. Đắk Lắk.

D. Kon Tum.

Đáp án đúng là: A

Điểm du lịch Mũi Né thuộc tỉnh Bình Thuận của Việt Nam hiện nay.

Câu 9. Các hoạt động du lịch biển ở phía Bắc Việt Nam

A. diễn ra quanh năm.

B. không diễn ra vào mùa hạ.

C. chỉ diễn ra vào mùa đông.

D. hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ.

Đáp án đúng là: B

- Sự phân hoá của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm.

Câu 10. Điểm du lịch biển nào sau đây nằm ở phía Nam nước ta?

A. Phú Quốc (Kiên Giang).

B. Cửa Lò (Nghệ An).

C. Sầm Sơn (Thanh Hóa).

D. Lăng Cô (Huế).

Đáp án đúng là: A

Một số điểm du lịch biển ở miền Bắc như Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô,…; một số điểm du lịch biển ở miền Nam là Nha Trang, Phú Quốc, Mũi Né, Vũng Tàu,…

Câu 11. Ở Việt Nam, các hoạt động du lịch diễn ra nhộn nhịp nhất vào mùa nào?

A. Mùa xuân.

B. Mùa đông.

C. Mùa hè.

D. Mùa thu.

Đáp án đúng là: C

Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất ở nước ta và có thể phát triển du lịch ở nhiều địa phương. Ngoài ra, từng miền khí hậu có sự phân hoá cũng tạo nên nét đặc trưng riêng ở từng địa phương.

Câu 12. Ở Việt Nam, các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch như:

A. Cửa Lò, Lăng Cô, Mỹ Khê,…

B. Sầm Sơn, Mũi Né, Phú Quốc,…

C. Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà,…

D. Lăng Cô, Nha Trang, Đà Lạt,…

Đáp án đúng là: C

Ở Việt Nam, các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch như: Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt…

Câu 13. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng mục đích sử dụng nguồn nước ở lưu vực các sông tại Việt Nam?

A. Phát triển thủy điện.

B. Cung cấp nước sinh hoạt.

C. Phát triển du lịch.

D. Nuôi trồng hải sản.

Đáp án đúng là: D

- Sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở lưu vực sông: Cung cấp nước sinh hoạt; Cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp; Phát triển thuỷ điện; Phát triển giao thông đường thuỷ; Nuôi trồng thuỷ sản; Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp; Phát triển du lịch.

- Hải sản sống chủ yếu ở nước mặn, sông là nước ngọt nên rất khó phát triển hải sản;

Câu 14. Hiện nay, tại một số lưu vực sông của Việt Nam đang gặp tình trạng nào sau đây?

A. Đầy nước quanh năm và sử dụng lãnh phí.

B. Sạt lở hai bên sông, lũ lụt xảy ra nhiều nơi.

C. Ô nhiễm nước sông và hạn hán ở khắp nơi.

D. Chưa sử dụng hợp lí, ô nhiễm nguồn nước.

Đáp án đúng là: D

Việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông có vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên ở nước ta, nguồn nước của một số lưu vực sông chưa được sử dụng hiệu quả cho nhiều mục đích dẫn đến lãng phí và ô nhiễm nguồn nước.

Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở các lưu vực sông?

A. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế.

B. Hạn chế lãng phí và góp phần bảo vệ tài nguyên nước.

C. Suy thoái nghiêm trọng các hệ sinh thái ở lưu vực sông.

D. Phòng chống thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Đáp án đúng là: C

- Việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông có vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt của người dân.

+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế.

+ Hạn chế lãng phí nước.

+ Góp phần bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ các hệ sinh thái ở lưu vực sông;

+ Góp phần phòng chống thiên tai (bão, lũ) trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Phần 2. Lý thuyết Địa lí 8 Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

I. Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp

- Thuận lợi:

+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau, màu trong một năm; cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.

+ Khí hậu nước ta có sự phân hoá rõ rệt theo chiều bắc - nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy, ở nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đời cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng cũng rất đa dạng, phong phú và có sự khác nhau giữa các vùng.

Lý thuyết Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Khó khăn:

+ Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng, sương muối,...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

+ Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi.

II. Ảnh hưởng của khí hậu với hoạt động du lịch

- Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa và theo đai cao ở nước ta đã tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch…

+ Ở các khu vực đồi núi, sự phân hoá khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan… Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),…

+ Sự phân hoá của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm.

Lý thuyết Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Khó khăn: Các hiện tượng thời tiết như mưa lớn, bão,... là trở ngại đối với hoạt động du lịch ngoài trời.

III. Tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông

- Nguồn nước sông được sử dụng vào nhiều mục đích: giao thông, du lịch, sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ điện,...

- Việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông có vai trò quan trọng đối với sản xuất và sinh hoạt của người dân.

+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của các ngành kinh tế.

+ Hạn chế lãng phí nước.

+ Góp phần bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ các hệ sinh thái ở lưu vực sông;

+ Góp phần phòng chống thiên tai (bão, lũ) trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

- Ở nước ta, nguồn nước của một số lưu vực sông chưa được sử dụng hiệu quả cho nhiều mục đích dẫn đến lãng phí và ô nhiễm nguồn nước.

Lý thuyết Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 7: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá