Giáo án Kiêu binh nổi loạn (Cánh diều 2024) | Giáo án Ngữ văn 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 10 Kiêu binh nổi loạn sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 50k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Kiêu binh nổi loạn

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết, phân tích được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng…) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, lời nhân vật…) của tiểu thuyết.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực nhận diện và phân tích được giá trị nội dung (đề tài, chủ đề, tư tưởng…) và một số yếu tố hình thức (điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện hạn tri và người kể chuyện toàn tri, lời người kể chuyện, lời nhân vật…) của tiểu thuyết.

3. Phẩm chất

- Biết quý trọng giá trị hoà bình; xúc động trước những tình cảm cao quý, phẩm chất tốt đẹp và cảm thông, chia sẻ với người đã chịu nhiều mất mát, hi sinh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: Kiến thức đời sống, xã hội

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS xem một đoạn video về xung đột trong cuộc chiến tranh giữa Nga - Uckraine và chia sẻ cảm nhận về chiến tranh?

- HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài mới:

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Hoạt động 1: Tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu: Nắm được đặc trưng của thể loại

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập, các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức, phiếu bài tập, câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS trả lời câu hỏi:

+Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu những hiểu biết của mình về thể loại tiểu thuyết; những đặc điểm về điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện hạn tri, người kể chuyện toàn tri qua trò chơi “NGÔI SAO VĂN HỌC”

Câu 1: Tiểu thuyết là tác phẩm …………….

- Tự sự cỡ lớn.

Câu 2: Tiểu thuyết có bị giới hạn về không gian và thời gian?

- Tiểu thuyết có khả năng phản ánh đời sống rộng lớn, không bị giới hạn về không gian và thời gian.

Câu 3: Đặc điểm cốt truyện của tiểu thuyết?

- Cốt truyện phức tạp; được xây dựng trên nhiều sự kiện, cảnh ngộ, nhiều mối xung đột; miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng.

Câu 4: - Điểm nhìn nghệ thuật là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí quan sát của người kể chuyện trong tương quan với nhân vật, sự việc được trần thuật. Đúng hay sai?

- Đúng

Câu 5: Người kể chuyện hạn tri, thường là người kể chuyện theo ngôi thứ mấy?

- Thứ nhất.

Câu 6: Trần thuật từ điểm nhìn hạn tri có ưu điểm là gì?

- Tạo được hiệu quả về tính trực tiếp như đang chứng kiến các sự việc xảy ra ở hiện trường, có cơ hội để đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật – người kể.

Câu 7: Điểm nhìn hạn tri có hạn chế gì?

- Hạn chế trong việc phản ánh toàn cảnh bức tranh xã hội, môi trường hoạt động và tâm lí của các nhân vật khác.

Câu 8: Người kể chuyện toàn tri thường kể chuyện theo ngôi thức mấy?

I. TRI THỨC NGỮ VĂN

1. Khái niệm tiểu thuyết

- Khái niệm: Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn. Tiểu thuyết có khả năng phản ánh đời sống rộng lớn, không bị giới hạn về không gian và thời gian; cốt truyện phức tạp; được xây dựng trên nhiều sự kiện, cảnh ngộ, nhiều mối xung đột; miêu tả nhiều tuyến nhân vật, nhiều quan hệ chồng chéo với những diễn biến tâm lí phức tạp, đa dạng.

- Tiểu thuyết có nhiều loại, ở bài 5 tập trung vào tiểu thuyết chương hồi.

2. Điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện hạn tri, người kể chuyện toàn tri

- Điểm nhìn nghệ thuật là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí quan sát của người kể chuyện trong tương quan với nhân vật, sự việc được trần thuật.

- Người kể chuyện hạn tri, thường là người kể chuyện theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện hạn tri thường trực tiếp tham dự hoặc chứng kiến các sự việc xảy ra trong truyện nên có vị trí quan sát, miêu tả, trần thuật…bị giới hạn. Vì người kể chuyện đồng thời là một nhân vật trong truyện nên không biết được những diễn biến trong suy nghĩ, cảm xúc của các nhân vật khác; thường bày tỏ quan điểm và thái độ chủ quan khi thuật truyện.

    Trần thuật từ điểm nhìn hạn tri có ưu điểm là tạo được hiệu quả về tính trực tiếp như đang chứng kiến các sự việc xảy ra ở hiện trường, có cơ hội để đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật – người kể. Tuy nhiên, điểm nhìn này lại rất hạn chế trong việc phản ánh toàn cảnh bức tranh xã hội, môi trường hoạt động và tâm lí của các nhân vật khác.

- Người kể chuyện toàn tri thường là người kể chuyện theo ngôi thứ ba. Người kể chuyện toàn tri không trực tiếp tham gia câu chuyện nhưng là người quan sát toàn năng, biết hết tất cả mọi việc; biết rõ hoàn cảnh, lai lịch, cảm giác, suy nghĩ và hành động của các nhân vật.

    Trần thuật từ điểm nhìn toàn tri rất linh hoạt và được dùng rộng rãi. Bởi lẽ, trần thuật từ điểm nhìn toàn tri giúp người đọc biết được nhiều thông tin hơn, rõ hơn về nhân vật và sự việc so với việc kể chuyện từ điểm nhìn hạn tri. Tuy nhiên, người đọc ít có được cảm giác kết nối trực tiếp, gẫn gũi với nhân vật như trần thuật từ điểm nhìn hạn tri.

................................

................................

................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Kiêu binh nổi loạn.

Xem thêm Giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Kiến thức ngữ văn trang 33

Kiêu binh nổi loạn

Người ở bến sông Châu

Hồi trống Cổ Thành

Thực hành tiếng Việt trang 54, 55

Để mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 10 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá