Lý thuyết KHTN 7 Bài 14 (Chân trời sáng tạo 2024): Phản xạ âm

5.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 14: Phản xạ âm sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 14: Phản xạ âm

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 14: Phản xạ âm

1. Sự phản xạ âm

Khi gặp vật cản, sóng âm bị phản xạ. Thông thường, những vật phản xạ âm tốt là vật cứng, có bề mặt nhẵn. Còn các vật mềm, xốp, bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.

Ví dụ: Vật phản xạ âm kém là a) và d), vật phản xạ âm tốt là b) và c).

2. Một số hiện tượng về sóng âm

- Sóng âm dội lại khi gặp vật cản được gọi là âm phản xạ.

- Tiếng vang hình thành khi âm phản xạ nghe được chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai ít nhất là 115  giây.

Tìm hiểu về ô nhiễm tiếng ồn

- Tiếng ồn gây ô nhiễm là những tiếng ồn to và kéo dài, gây tác động xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người. Ô nhiễm tiếng ồn còn tác động xấu tới thế giới động vật.

- Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thực hiện một số nhóm biện pháp như:

+ Tác động vào nguồn âm: giảm độ to nguồn âm, cấm bóp còi, …

+ Làm phân tán âm trên đường truyền, tức là làm cho âm phản xạ ra nhiều hướng khác nhau.

+ Ngăn chặn đường truyền âm bằng cách sử dụng vật liệu cách âm.

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 14: Phản xạ âm

Câu 1: Điều kiện nào sau đây được thoả mãn thì ta nghe được tiếng vang của âm thanh?

A. Âm thanh phát ra phải rất lớn.

B. Âm thanh phát ra phải gặp vật cản.

C. Âm truyền đến vật cản dội lại, đến tại ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tại ta một khoảng thời gian ít nhất là giây.

D. Âm thanh phải truyền thẳng và không gặp vật cản.

Đáp án đúng là: C

Khi âm thanh từ nguồn âm truyền đến gặp vật cản sẽ bị phản xạ lại, nếu âm phản xạ truyền đến tai chậm hơn âm trực tiếp truyền đến tai lớn hơn giây sẽ nghe thấy tiếng vang.

Câu 2: Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 2 giây. Biết tốc độ truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s, độ sâu của đáy biển là

A. 1500 m.

B. 3000 m.

C. 750 m.

D. 2000 m.

Đáp án đúng là: A

Quãng đường siêu âm đã đi là: s = v . t = 1500 . 2 = 3000 (m).

Vì siêu âm đi từ chiếc tàu đến đáy biển và phản xạ ngược trở lại nên siêu âm đã đi quãng đường gấp hai lần độ sâu của đáy biển. Độ sâu của đáy biển là:

 

Câu 3: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến phản xạ âm?

A. Dùng máy đo độ sâu của biển.

B. Tiếng vang xảy ra trong các hang động.

C. Điều chỉnh âm thanh của máy rađiô nhỏ lại.

D. Tiếng vọng lại khi nói chuyện trong phòng lớn.

Đáp án đúng là: C

Khi âm thanh từ nguồn âm truyền đến gặp vật cản sẽ bị phản xạ lại, nếu âm phản xạ truyền đến tai chậm hơn âm trực tiếp truyền đến tai lớn hơn giây sẽ nghe thấy tiếng vang.

Tiếng vang, tiếng vọng liên quan đến phản xạ âm. Điều chỉnh âm thanh của máy rađiô nhỏ lại là liên quan đến độ to của âm.

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Tiếng ồn ô nhiễm là tiếng ồn … và … làm ảnh hưởng xấu đển sức khỏe của con người.

A. to, kéo dài.

B. nhỏ, kéo dài.

C. to, không kéo dài.

D. nhỏ, không kéo dài.

Đáp án đúng là: A

Tiếng ồn ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đển sức khỏe của con người. Ví dụ: tiếng còi xe quá lớn và liên tục, tiếng máy móc kêu to khi hoạt động cả ngày.

Câu 5: Biện pháp nào sau đây không chống được ô nhiễm tiếng ồn?

A. Trồng nhiều cây xanh dọc hai bên đường trong khu đô thị.

B. Cấm bóp còi to tại những khu vực cần yên tĩnh như bệnh viện, trường học.

C. Sử dụng các thiết bị bảo hộ như nút tai, mũ bảo hiểm, chụp tai...

D. Hạn chế sử dụng đèn quảng cáo, đèn chiếu sáng trên đường phố giờ cao điểm.

Đáp án đúng là: D

Các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn là:

+ Phản xạ âm trên đường truyền: trồng nhiều câu xanh dọc hai bên đường trong khu đô thị để khi âm truyền đến cây xanh sẽ bị phản xạ.

+ Tác dụng trực tiếp vào nguồn âm: Cấm bóp còi to tại những khu vực cần yên tĩnh như bệnh viện, trường học.

+ Ngăn cản âm truyền tới: Sử dụng các thiết bị bảo hộ như nút tai, mũ bảo hiểm, chụp tai...

Câu 6: Những vật nào sau đây phản xạ âm kém?

A. Thép, gỗ, vải.

B. Bê tông, sắt, bông.

C. Đá, sắt, thép.

D. Vải, nhung, dạ.

Đáp án đúng là: D

Vật liệu mềm sần sùi thì phản xạ âm kém: vải, nhung, dạ.

Vật liệu cứng, nhẵn thì phản xạ âm tốt: thép, sắt, gương.

Câu 7: Vật liệu phản xạ âm kém thì có đặc điểm nào sau đây?

A. Có bề mặt nhẵn và vật liệu cứng.

B. Có bề mặt sần sùi và vật liệu mềm.

C. Có kích thước lớn.

D. Có kích thước nhỏ.

Đáp án đúng là: B

Vật liệu cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt: bề mặt kim loại.

Vật liệu mềm có bề mặt sần sùi thì phản xạ âm kém: nhung.

Câu 8: Sự phản xạ âm có thể gây ảnh hưởng cho người nghe, như khi đang ở trong nhà hát, trong phòng hòa nhạc. Vì vậy, trong phòng hòa nhạc, trong nhà hát người ta thường làm tường có đặc điểm như thế nào?

A. Làm tường sần sùi để giảm tiếng vang.

B. Làm tường sần sùi để tăng tiếng vang.

C. Làm tường phẳng và nhẵn để giảm tiếng vang.

D. Làm tường phẳng và nhẵn để tăng tiếng vang.

Đáp án đúng là: A

Trong phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng, phòng ghi âm, người ta thường làm tường sần sùi để tránh phản xạ âm. Vì vật liệu có bề mặt sần sùi phản xạ âm kém để tránh phản xạ âm.

Câu 9: Vật liệu nào dưới đây phản xạ âm tốt?

A. Miếng xốp.

B. Rèm nhung.

C. Mặt gương.

D. Đệm cao su.

Đáp án đúng là: C

Vật liệu cứng có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt: mặt gương.

Câu 10: Sóng âm dội lại khi gặp vật cản là

A. âm phản xạ.

B. âm tới.

C. siêu âm.

D. hạ âm.

Đáp án đúng là: A

Sóng âm dội lại khi gặp vật cản là âm phản xạ.

 

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 13: Độ to và độ cao của âm

Bài 15: Ánh sáng, tia sáng

Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

Đánh giá

0

0 đánh giá