Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 12: Mô tả sóng âm sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.
Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 12: Mô tả sóng âm
A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 12: Mô tả sóng âm
1. Sóng âm
- Vật dao động phát ra âm thanh được gọi là nguồn âm.
- Sự rung động qua lại vị trí cân bằng (hay vị trí đứng yên ban đầu) được gọi là dao động.
- Các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường, được gọi là sóng âm. Sóng âm hay âm thanh còn được gọi tắt là âm.
Ví dụ: Căng dây chun trên hộp rỗng rồi gảy vào dây chun, dây chun dao động phát ra âm thanh.
2. Môi trường truyền âm
Chúng ta nghe được âm thanh trong các môi trường rắn, lỏng, khí. Chứng tỏ sóng âm truyền được qua các môi trường đó đến tai ta.
Trong chân không, ta không nghe được âm thanh.
Ví dụ: Ta nghe được tiếng chuông đồng hồ khi đã đặt nó trong một hộp nhựa và thả xuống bể nước.
3. Sự truyền sóng âm trong không khí
- Khi sóng âm phát ra từ một vật dao động. Dao động của vật làm lớp không khí tiếp xúc với nó dao động nén, dãn. Dao động của lớp không khí này làm cho lớp không khí kế tiếp dao động dãn, nén. Cứ thế, trong không khí xuất hiện các lớp không khí liên tục nén, dãn xen kẽ nhau.
- Tốc độ truyền âm trong các môi trường khác nhau có giá trị khác nhau.
B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 12: Mô tả sóng âm
Câu 1: Người ta so sánh tốc độ truyền âm trong các môi trường chất rắn (), chất lỏng (), chất khí (). Kết quả so sánh nào sau đây là đúng?
A. .
B. .
C. .
D. .
Đáp án đúng là: A
Do tốc độ truyền âm trong chất rắn là lớn nhất sau đó đến chất lỏng và nhỏ nhất trong chất khí. Ta có:
Câu 2: Ở cùng nhiệt độ, tốc độ truyền âm trong môi trường nào dưới đây là nhỏ nhất?
A. Dầu ăn.
B. Khí Oxi.
C. Nước sinh hoạt.
D. Thanh thép.
Đáp án đúng là: B
Ở cùng một nhiệt độ âm thanh truyền trong chất khí là nhỏ nhất cho nên trong khí Oxi tốc độ âm thanh truyền qua là nhỏ nhất.
Câu 3: Trong một cơn mưa giông, ta quan sát thấy tiếng sấm sau khi nhìn thấy tia chớp 5 s. Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s, coi ta nhìn thấy tia sét ngay sau khi tia sét xuất hiện thì tia sét xuất hiện cách ta
A. 1700 m.
B. 850 m.
C. 68 m.
D. 136 m.
Đáp án đúng là: A
Khoảng cách từ chỗ người đang đứng đến vị trí tia sét là:
S = v.t = 340 . 5 = 1700 (m)
Câu 4: Khi thổi sáo bộ phận nào của sáo dao động phát ra âm?
A. Không khí bên trong sáo.
B. Không khí bên ngoài sáo.
C. Thân sáo.
D. Lỗ trên thân sáo.
Đáp án đúng là: A
Khi thổi sáo không khí bên trong sáo dao động và phát ra âm thanh.
Câu 5: Cho các môi trường ở cùng nhiệt độ, sắp xếp tốc độ truyền âm trong các môi trường theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
A. Khí cacbonic, nước biển, đất.
B. Nước biển, khí cacbonic, đất.
C. Đất, nước biển, khí cacbonic.
D. Đất, khí cacbonic, nước biển.
Đáp án đúng là: A
Ở cùng một nhiệt độ, âm thanh truyền trong chất khí là nhỏ nhất sau đến chất lỏng và tốc độ âm thanh truyền trong chất rắn là lớn nhất. Nên tốc độ truyền âm trong các môi trường theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là: Khí cacbonic, nước biển, đất.
Câu 6: Nguồn âm là
A. các vật dao động phát ra âm.
B. các vật chuyển động phát ra âm.
C. vật có dòng điện chạy qua.
D. vật phát ra năng lượng nhiệt.
Đáp án đúng là: A
Nguồn âm là các vật dao động phát ra âm.
Câu 7: Sóng âm là
A. chuyển động của các vật phát ra âm thanh.
B. các vật dao động phát ra âm thanh.
C. các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường.
D. sự chuyển động của âm thanh.
Đáp án đúng là: C
Sóng âm là các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường.
Câu 8: Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây?
A. Khi kéo căng vật.
B. Khi uốn cong vật.
C. Khi nén vật.
D. Khi làm vật dao động.
Đáp án đúng là: D
Vật phát ra âm khi làm vật dao động.
Câu 9: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó?
A. Tay bác bảo vệ gõ trống.
B. Dùi trống.
C. Mặt trống.
D. Không khí xung quanh trống.
Đáp án đúng là: C
Khi bác bảo vệ gõ trống, mặt trống dao động và phát ra âm thanh.
Câu 10: Sóng âm không truyền được trong môi trường
A. chất rắn.
B. chất lỏng.
C. chất khí.
D. chân không.
Đáp án đúng là: D
Sóng âm có thể truyền trong chất rắn, chất lỏng, chất khí nhưng không truyền được trong chân không.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 11: Tốc độ và an toàn giao thông
Bài 13: Độ to và độ cao của âm