Giải Địa Lí 12 Bài 18: Đô thị hóa

2.6 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 18: Đô thị hóa chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Đô thị hóa lớp 12.

Giải bài tập Địa Lí Lớp 12 Bài 18: Đô thị hóa

Trả lời câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi thảo luận số 1 trang 77 SGK Địa lí 12: Dựa vào kiến thức đã học hãy nêu khái niệm đô thị hóa ?

Trả lời:

Đô thị hóa là một quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn, là sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 2 trang 78 SGK Địa lí 12: Dựa vào bảng 18.1, nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990 – 2005.

Giải Địa Lí 12 Bài 18: Đô thị hóa (ảnh 1)

Trả lời:

Nhìn chung số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều có sự thay đổi tích cực theo hướng tăng lên trong giai đoạn 1990 – 2005.

- Số dân thành thị tăng lên nhanh và liên tục từ 12,9 triệu người (1990) lên 22,3 triệu người (2005).

-  Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng lên khá nhanh và liên tục từ 19,5% (1990) lên 26,9% (2005), nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực.

Trả lời câu hỏi thảo luận số 3 trang 78 SGK Địa lí 12: Dựa vào bảng 18.2, nhận xét về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong cả nước.

Giải Địa Lí 12 Bài 18: Đô thị hóa (ảnh 2)

Trả lời:

Nhìn chung sự phân bố đô thị và số dân đô thị nước ta không đồng đều giữa các vùng.

- Số lượng đô thị:

+ Vùng có nhiều đô thị nhất (Trung du miền núi Bắc Bộ) gấp 3,34 lần vùng có số đô thị ít nhất (Đông Nam Bộ)

+ Trung du miền núi Bắc Bộ có số đô thị nhiều nhất (167 đô thị) nhưng chủ yếu là đô thị nhỏ (thị trấn thị xã), số dân số đô thị thấp .

+ Đông Nam Bộ có ít đô thị nhất (50 đô thị) nhưng tập trung nhiều đô thị có quy mô lớn và lớn nhất, số dân đô thị cao cao nhất.

- Số dân đô thị:  Vùng có số dân đô thị cao nhất  là Đông Nam Bộ (6928 nghìn người), gấp 5 lần vùng có số dân đô thị thấp nhất là Tây Nguyên (1368 nghìn người).

- Số thành phố còn quá ít so với mạng lưới đô thị - chiếm 5,5% (chỉ có 38 thành phố trong tổng 689 đô thị).

Trả lời câu hỏi thảo luận số 4 trang 79 SGK Địa lí 12: Nêu ví dụ minh họa điển hình về những hậu quả của quá trình đô thị hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

Ở nhiều thành phố nước ta, quá trình đô thị hóa đã dẫn đến nhiều hậu quả như: nạn thiếu việc làm, nghèo đói ngày càng tăng, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, ô nhiễm môi trường, gia tăng các tệ nạn xã hội.

Ví dụ:

- Ở Hà Nội, sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng nề do các nguồn nước thải sinh hoạt trong thành phố.

- Ô nhiễm vùng biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình do nước thải công nghiệp của nhà máy Formusa đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy sản và đời sống của người dân vùng biển các khu vực này.

- Chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn.

- Nạn thất nghiệp gia tăng.

- Dịch bệnh tràn lan (sốt xuất huyết).

Câu hỏi và bài tập (trang 79 SGK Địa lí 12)

Bài 1 trang 79 SGK Địa Lí 12: Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta.

Phương pháp giải:

Kiến thức bài 18, trang 77 - 78 SGK Địa lí 12

Trả lời:

Đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam :

a) Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.

- Thế kỉ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là đô thị đầu tiên ở nước ta.

- Dưới thời phong kiến hình thành nên một số đô thị ở những nơi có vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự : Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.

- Thời kì Pháp thuộc hình thành một số đô thị lớn : Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.

- Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị thay đổi và còn bị tàn phá.

-  Thời kì chống Mĩ (1954 – 1975) đô thị phát triển theo hai hướng : Miền Bắc tiến hành xây dựng XHCN gắn với công nghiệp hóa và hình thành một số đô thị :Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh… ; miền Nam chính quyền Sài Gòn dùng “ đô thị hóa” để dồn dân phục vụ chiến tranh làm tăng số dân đô thị

- Thời kì 1975 – nay : đô thi hóa diễn ra tích cực hơn, nhưng cở sở hạ tầng còn chưa phát triển.

b) Tỉ lệ dân thành thị tăng :

-  Số dân thành thị tăng lên nhanh và liên tục từ 12,9 triệu người (1990) lên 22,3 triệu người (2005).

-  Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng lên khá nhanh và liên tục từ 19,5% (1990) lên 26,9% (2005).

-  Tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực.

c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.

- Số lượng đô thị và số dân đô thị không đều giữa các vùng.

+ Trung du miền núi Bắc Bộ có số đô thị nhiều nhất (167 đô thị) nhưng chủ yếu là đô thị nhỏ (thị trấn thị xã), số dân số đô thị thấp .

+ Đông Nam Bộ có ít đô thị nhất (50 đô thị) nhưng tập trung nhiều đô thị có quy mô lớn và lớn nhất, số dân đô thị cao cao nhất.

+ Vùng có số dân đô thị cao nhất  là Đông Nam Bộ (6928 nghìn người), gấp 5 lần vùng có số dân đô thị thấp nhất là Tây Nguyên (1368 nghìn người).

- Số thành phố còn quá ít so với mạng lưới đô thị (chỉ có 38 thành phố trong tổng 689 đô thị).

Bài 2 trang 79 SGK Địa Lí 12: Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội ?

Trả lời:

Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội :

a) Tích cực :

- Tác động mạnh mẽ tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước (năm 2005 đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, chiếm 84% tổng GDP của công nghiệp - xây dựng, chiếm 87% GDP ngành dịch vụ và đóng góp 80% ngân sách nhà nước).

- Tạo thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng.

- Sử dụng đông đảo lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật.

- Là nơi có cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho phát triển kinh tế.

- Tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

b) Tiêu cực :

- Ô nhiễm môi trường (ô nhiễm nguồn nước, đất do rác thải sinh hoạt, ô nhiễm không khí, tiếng ồn…).

- Cạn kiệt tài nguyên.

- Nảy sinh nhiều vấn đề an ninh trật tự xã hội (tai nạn giao thông, trộm cắp, tắc nghẽn giao thông…).

Bài 3 trang 79 SGK Địa Lí 12: Vẽ biểu đồ (kết hợp cột kết hợp đường) thể hiện hiện quá trình đô thị hóa đô thị hóa ở nước ta theo bảng số liệu ở bảng 18.1.

Phương pháp giải:

- Sử dụng kĩ năng vẽ biểu đồ cột kết hợp đường.

- Các mốc năm đều cách nhau 5 năm nên khoảng cách năm đều nhau.

- Chú ý: tên biểu đồ (nằm dưới biểu đồ), đơn vị, chú giải đầy đủ.

Trả lời:

1. Bảng số liệu:

Bảng 18.1. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990 – 2005.

Giải Địa Lí 12 Bài 18: Đô thị hóa (ảnh 3)

2. Vẽ biểu đồ:

Giải Địa Lí 12 Bài 18: Đô thị hóa (ảnh 4)

Lý thuyết Bài 18: Đô thị hóa 

I. Đặc điểm

a. Quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp

* Quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra chậm 

- Thế kỉ thứ III TCN đã có đô thị đầu tiên (Cổ  Loa).

- Thế kỉ VI: Thành Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, ĐN, Phố Hiến.

- Thời Pháp thuộc: Đô thị quy mô nhỏ, có chức năng hành chính, quân sự.

- Từ 1945 - 1954: Quá trình Đô thị hóa diễn ra chậm.

- Từ 1954 - 1975:

+ Miền Nam: Phục vụ âm mưu thôn tính của đế quốc Mĩ.

+ Miền Bắc: Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa.

- Từ 1975 đến nay: Đô thị hóa có nhiều chuyển biến tích  cực.

* Trình độ đô thị hóa thấp:

- Quy mô không lớn, phân bố tản mạn, nếp sống xen giữa thành thị và nông thôn làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế.

- Tỉ lệ dân đô thị thấp.

- Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới.

b. Tỉ lệ dân thành thị tăng

- Từ 19,5% (Năm 1990) tăng lên 26,9% (Năm 2005).

- Tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng

Bảng. Phân bố đô thị và số dân đô thị các vùng năm 2006

Giải Địa Lí 12 Bài 18: Đô thị hóa (ảnh 5)

II. Mạng lưới đô thị

- Dựa vào các tiêu chí như: số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ phi nông nghiệp… mạng lưới đô thị ở nước ta được phân thành 6 loại: loại đặc biệt, loại 1, 2, 3, 4, 5.

- Nếu căn cứ vào cấp quản lý nước ta có các đô thị trực thuộc Trung ương và các đô thị trực thuộc tỉnh.

III. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội

- Tích cực:

+ Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các vùng.

+ Tiêu thụ nhiều sản phẩm hàng hoá lớn, đa dạng,.... thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo động lực phát triển.

 

+ Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Tiêu cực: Đô thị hóa dẫn tới nảy sinh nhiều vấn đề

+ Ô nhiễm môi trường.

+ An ninh trật tự xã hội, việc làm...

Đánh giá

0

0 đánh giá