Giải SBT Vật Lí 10 trang 62 Chân trời sáng tạo

758

Với lời giải SBT Vật Lí 10 trang 62 chi tiết trong Bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng và Bài 19: Các loại va chạm sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật Lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Vật Lí lớp 10 Bài 18: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng và Bài 19: Các loại va chạm

Bài 18.6 trang 62 SBT Vật lí 10: Một quả bóng có khối lượng 50 g đang bay theo phương ngang với tốc độ 2 m/s thì va chạm vào tường và bị bật trở lại với cùng một tốc độ. Tính độ biến thiên động lượng của quả bóng.

Lời giải:

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả bóng sau va chạm.

Độ biến thiên động lượng:

Δp=p2p1=m.v2v1

Chiếu lên chiều dương:

Δp=m.v2+v1=0,05.2+2=0,2kg.m/s

Bài 18.7 trang 62 SBT Vật lí 10: Xạ thủ Nguyễn Minh Châu là người giành huy chương vàng ở nội dung 10 m súng ngắn hơi nữ ngay lần đầu tham dự SEA Games 27. Khẩu súng chị sử dụng nặng 1,45 kg với viên đạn nặng 7,4 g. Tốc độ đạn khi rời khỏi nòng là 660 fps (1 fps = 0,3 m/s). Hỏi khi bắn, nòng súng giật lùi với tốc độ bao nhiêu?

Lời giải:

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:

ps+pđ=p's+p'đ

0=ms.v's+mđ.v'đ

v's=mđ.v'đms

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của súng sau khi bắn.

Tốc độ giật lùi của súng:

v's=mđ.v'đms=7,4.103.660.0,31,451,01m/s

Bài 18.8 trang 62 SBT Vật lí 10: Hạt nhân uranium đang đứng yên thì phân rã (vỡ) thành hai hạt: hạt α có khối lượng 6,65.10-27 kg và hạt X có khối lượng

3,89.10-25kg.

a. Giải thích tại sao hai hạt nhân sau khi phân rã chuyển động theo hai hướng ngược nhau.

b. Tính tỉ số vαvX.

Lời giải:

a. Động lượng ban đầu: pt=pU=0

Động lượng của hệ sau khi phân rã: ps=pα+pX

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, suy ra:

pt=ps0=pα+pXpα=pX*

Vậy sau khi uranium phân rã, hạt α và hạt X chuyển động theo hai hướng ngược nhau.

b. Từ (*) suy ra biểu thức độ lớn:

pα=pXmα.vα=mX.vX

vαvX=mXmα=58,5

Câu 19.1 trang 62 SBT Vật lí 10: Chọn từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn dưới đây:

Va chạm mềm (còn gọi là va chạm (1) … ) xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng (2) … sau va chạm. Động năng của hệ sau va chạm (3) … động năng của hệ trước va chạm.

A. (1) đàn hồi; (2) vận tốc; (3) bằng.

B. (1) đàn hồi; (2) tốc độ; (3) lớn hơn.

C. (1) không đàn hồi; (2) vận tốc; (3) nhỏ hơn.

D. (1) không đàn hồi; (2) tốc độ; (3) bằng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Va chạm mềm (còn gọi là va chạm (1) không đàn hồi ) xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng (2) vận tốc sau va chạm. Động năng của hệ sau va chạm (3) nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải SBT Vật Lí 10 trang 59

Giải SBT Vật Lí 10 trang 60

Giải SBT Vật Lí 10 trang 61

Giải SBT Vật Lí 10 trang 63

Giải SBT Vật Lí 10 trang 64

Giải SBT Vật Lí 10 trang 65

Giải SBT Vật Lí 10 trang 66

Giải SBT Vật Lí 10 trang 67

Đánh giá

0

0 đánh giá