Giáo án Sống hay không sống – Đó là vấn đề (Chân trời sáng tạo 2024) | Giáo án Ngữ văn 11

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 11 Sống hay không sống – Đó là vấn đề sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Sống hay không sống – Đó là vấn đề

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc.

+ Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản kịch.

+ Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.  

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.  

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

3. Phẩm chất

- Trân trọng lẽ sống cao đẹp, có ý thức suy nghĩ và thể hiện chủ kiến trước các vấn đề của đời sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh

 SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập

* GV cho HS xem phim: trích đoạn “Xuý Vân giả dại”

à Yêu cầu: Theo em, trong ngôn ngữ giao tiếp, cách nói năng, ứng xử giữa một người điên (hay giả điên) với một người bình thường khác nhau như thế nào? Hãy chia sẻ ý kiến với các bạn trong lớp.

- Học sinh thảo luận nhóm đôi và thực hiện theo yêu cầu.

- Phương pháp: Nêu ý kiến lên bảng

- Phương tiện: Bảng/ Bảng phụ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ, trao đổi, chuẩn bị câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- Đại diện 1 - 2 nhóm học sinh trình bày ý kiến của mình, các nhóm học sinh khác nhận xét, góp ý.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- Giáo viên chốt ý và giới thiệu bài học.

* Gợi ý một số thông tin có thể chia sẻ cho HS: 

+ Người điên: thường nói năng lung tung, giao tiếp không theo nghi thức lời nói, hành vi kì lạ…

+ Người bình thường tỉnh táo thì không như thế.

+ Người giả điên: cố tình làm ra vẻ nói năng lung tung, gioa tiếp không theo nghi thức lời nói, hành vi kì lạ…nhưng thỉnh thoảng cũng vô tình để lộ sự tỉnh táo của mình khiến có thể bị phát hiện đang giả điên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin chung về văn bản: ý kiến, quan điểm.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên yêu cầu:

- Dựa vào phần chuẩn bị trước ở nhà, hãy chia sẻ những hiểu biết của em về nội dung vở kịch, vị trí của VB (trích).

Hoạt động nhóm đôi:

+ Đọc thông tin

+ Chú ý các từ ngữ khó

+ Tóm tắt các thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

+ Hoàn thành Phiếu học tập 1.

GV cho xem phimTóm tắt cốt truyện Kịch Hamlet.

+ Hoàn thành Sơ đồ tóm tắt Hăm-lét (Theo mẫu)

- HS nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm thảo luận

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: William Sheakespeare

- Được biết đến: Một trong những nhà viết kịch nổi tiếng nhất lịch sử, người đã viết ít nhất 37 vở kịch, vẫn được nghiên cứu và biểu diễn cho đến ngày nay, cũng như 154 bài sonnet, cũng được đánh giá cao

- Còn được gọi là: The Bard

- Sinh: 23 tháng 4 năm 1564 tại Stratford-upon-Avon, Anh

- Qua đời: ngày 23 tháng 4 năm 1616 tại Stratford-upon-Avon

- Tác phẩm đã xuất bản: " Romeo và Juliet" (1594–1595), "A Midsummer Night's Dream" (1595–1596), " Many Ado About Nothing " (1598–1599), "Henry V" (1598–1599), " Hamlet "1600–1601," King Lear "(1605–1606)," Macbeth "(1605–1606)," The Tempest "(1611–1612)

- Giải thưởng và Danh hiệu: Sau khi Shakespeare qua đời, một đài tưởng niệm danh dự đã được dựng lên để tôn vinh ông tại Nhà thờ Holy Trinity ở Stratford-upon-Avon, nơi ông được chôn cất. Nó mô tả một nửa hình nộm của The Bard trong hành động viết. Nhiều bức tượng và tượng đài đã được dựng lên trên khắp thế giới để tôn vinh nhà viết kịch.

2. Hăm-let (Hamlet):

Được viết vào khoảng năm 1601

- Thể loại: Bi kịch

- Gồm: 5 Hồi

- Kịch bản phỏng theo một truyện dân gian Đan Mạch và Câu chuyện bi thảm thứ năm của nhà biên soạn Pháp - Belleforest: thái tử Amlet (Amleth) phải giả điên để tìm cách báo thù cho cha, vì người chú ruột đã giết cha chàng, lấy mẹ chàng và cướp đoạt ngôi vua. Nhưng Sếch-xpia đã thể thiện chủ đề tư tưởng riêng.

3. Văn bản: Sống hay không sống – đó là vấn đề

- Vị trí: Trích Hồi III – Cảnh I vở kịch Hăm-let của Sếch-xpia.

- Nội dung: Hăm-lét giả điên để che giấu những suy nghĩ và toan tính liên quan đến cái chết đột ngột của vua cha và hành động ám muội của Clô-đi-út.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Sống hay không sống – Đó là vấn đề.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Giáo án Sống hay không sống – Đó là vấn đề

Giáo án Chí khí anh hùng

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 127

Giáo án Âm mưu và tình yêu

Để mua Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá