10 câu Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 12 (Cánh diều) có đáp án 2024: Quyền trẻ em

2.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 12: Quyền trẻ em sách Cánh diều. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDCD 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lí thuyết Bài 12: Quyền trẻ em. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em

Phần 1: 10 câu trắc nghiệm GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em

Câu 1: Quy định “Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia các hoạt động xã hội” thuộc nhóm quyền nào dưới đây?

A. Quyền được sống còn.

B. Quyền được bảo vệ.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền được tham gia.

Đáp án D

Quy định “Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia các hoạt động xã hội” thuộc nhóm quyền được tham gia.

Câu 2: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về bổn phận của trẻ em với nhà trường?

A. Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.

B. Rèn luyện đạp đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

C. Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.

D. Sống buông thả bản thân, sa ngã vào các tệ nạn xã hội.

Đáp án D

- Trẻ em có bổn phận với nhà trường:

+ Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.

+ Rèn luyện đạp đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

+ Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.

Câu 3: Đối với gia đình, trẻ em cần có bổn phận như thế nào?

A. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

B. Ganh ghét, đố kị, tị nạnh với anh/ chị/ em.

C. Dựa dẫm, ỉ lại vào sự yêu thương của bố mẹ.

D. Chỉ cần chăm ngoan, học giỏi, không cần lễ phép.

Đáp án A

- Trẻ em có bổn phận với gia đình:

+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp, gia phong.

Câu 4: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

(1) Trẻ em không phải làm các công việc nặng nhọc quá sức so với bản thân

(2) Trẻ em được bảo vệ chống lại việc bóc lột, xâm hại.

Theo em, các quyền trên thuộc nhóm quyền nào dưới đây?

A. Quyền được sống còn.

B. Quyền được bảo vệ.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền được tham gia.

Đáp án B

Các quyền trên thuộc nhóm quyền được bảo vệ trong Luật trẻ em.

Câu 5:

(1) Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ

(2) Trẻ em có quyền có quốc tịch

(3) Trẻ em được tiêm phòng vắc-xin theo quy định của nhà nước.

(4) Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến quan điểm cá nhân

(5) Trẻ em khuyết tật được học ở trường chuyên biệt .

Trong số các quyền cụ thể nêu trên, những quyền nào thuộc nhóm quyền được sống còn?

A. Quyền số (1), (2), (3).

B. Quyền số (1), (5), (4).

C. Quyền số (4), (2), (5).

D. Quyền số (3), (1), (4).

- Đáp án A

- Những quyền thuộc nhóm quyền được sống còn là:

(1) Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ

(2) Trẻ em có quyền có quốc tịch

(3) Trẻ em được tiêm phòng vắc-xin theo quy định của nhà nước.

Câu 6: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Trên đường đi làm, anh H và anh K trông thấy bác A đang lớn tiếng quát mắng và đánh bé M trên vỉa hè, mặc cho bé khóc lóc van xin. Thương bé M, anh H định dừng xe để can ngăn. Tuy nhiên anh K không đồng ý. Anh K bảo: “M là con của ông A, nó hư quá nên bố nó mới đánh đòn. Vả lại, bố đánh con là chuyện bình thường, các cụ chẳng bảo “thương cho roi cho vọt”, mình là người dưng như mình có quyền gì đâu mà can thiệp”.

Theo em, trong tình huống trên, nhân vật nào có suy nghĩ/ hành động đúng với quyền trẻ em?

A. Anh H.

B. Anh K.

C. Bác A.

D. Bác A và anh K.

Đáp án A

Anh H muốn can ngăn bác A không nên đánh bé M nữa, đây là suy nghĩ đúng đắn, vì:

+ Trẻ em có quyền bảo vệ không bị bạo lực, nên việc bố đánh con là sai trái, vi phạm pháp luật.

+ Việc bảo vệ trẻ em không chỉ là trách nhiệm của công an mà còn là trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Do đó khi phát hiện các hành vi vi phạm quyền trẻ em mọi người cần can thiệp để bảo đảm an toàn cho trẻ em.

Câu 7: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Bà H đang làm chủ một cơ sở kinh doanh đồ thủ công mĩ nghệ. Để tiết kiệm chi phí, bà H đã thuê một số lao động trẻ em tới làm việc. Những lao động trẻ em này chủ yếu là con em các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong vùng. Mỗi ngày các em phải làm việc hơn 10 tiếng nhưng thu nhập chỉ bằng một phần ba người lớn, các em không được ký hợp đồng lao động và không được đóng bảo hiểm. Bà H còn thường xuyên kiếm cớ để phạt tiền các em nên khoản tiền hàng tháng các em nhận về chẳng được là bao.

Theo em, hành vi của bà H đã xâm phạm quyền cơ bản nào của trẻ em?

A. Quyền được sống còn.

B. Quyền được bảo vệ.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền được tham gia.

Đáp án B

- Hành vi bóc lột sức lao động trẻ em của bà H là sai và rất đáng bị lên án. Bà H đã xâm phạm đến: quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động (thuộc nhóm quyền được bảo vệ) của trẻ em.

Câu 8: Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để

A. được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

B. phát triển tốt nhất về thể chất.

C. phát triển các năng khiếu như: ca hát, vũ đạo…

D. được tiêm phòng Vắc-xin và khám chữa bệnh miễn phí.

Đáp án A

Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần (SGK trang 60).

Câu 9: Các quyền cơ bản của trẻ em có thể phân thành mấy nhóm quyền?

A. 2 nhóm quyền

B. 3 nhóm quyền.

C. 4 nhóm quyền.

D. 5 nhóm quyền.

Đáp án C

Các quyền cơ bản của trẻ em có thể phân thành mấy nhóm quyền, gồm:

- Quyền được sống còn.

- Quyền được bảo vệ.

- Quyền được phát triển.

- Quyền được tham gia.

Câu 10: Quy định “Trẻ em có quyền được khai sinh” thuộc nhóm quyền nào dưới đây?

A. Quyền được sống còn.

B. Quyền được bảo vệ.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền được tham gia.

Đáp án A

Trẻ em có quyền được khai sinh” thuộc nhóm quyền được sống còn.

Câu 11: Quy định “Trẻ em có quyền bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, bị bóc lột và xâm hại” thuộc nhóm quyền nào dưới đây?

A. Quyền được sống còn.

B. Quyền được bảo vệ.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền được tham gia.

Đáp án B

Trẻ em có quyền bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, bị bóc lột và xâm hại thuộc nhóm quyền được bảo vệ.

Câu 12: Quy định “trẻ em có quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ” thuộc nhóm quyền nào dưới đây?

A. Quyền được sống còn.

B. Quyền được bảo vệ.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền được tham gia.

Đáp án C

Quy định “trẻ em có quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ” thuộc nhóm quyền phát triển.

Phần 2: Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em

1. Tìm hiểu các quyền cơ bản của trẻ em

- Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

- Các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo 4 nhóm quyền sau đây:

+ Nhóm quyền được sống còn: Trẻ em có quyền được khai sinh; được bảo vệ tính mạng, được chăm sóc tốt nhất về sức khoẻ; được sống chung với cha mẹ; được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh…

Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em

+ Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, bị bóc lột và xâm hại làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em

+ Nhóm quyền được phát triển: Trẻ em có quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em

+ Nhóm quyền được tham gia: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em

2. Ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em

a. Ý nghĩa của quyền trẻ em

Quyền trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện cần thiết để cho trẻ em được sống, được phát triển toàn diện trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng.

b. Ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em

- Thực hiện quyền trẻ em để trẻ em được yêu thương, chăm sóc, giáo dục, vui chơi giải trí, được sống hạnh phúc, tạo điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc; là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ em.

 3. Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và bổn phận của trẻ em trong việc thực hiện quyền trẻ em

a. Trách nghiệm của gia đình, nhà trường và xã hội

- Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;

- Dành điều kiện tốt nhất và tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.

- Đảo đảm cho trẻ em được học tập và phát triển; 

- Giáo dục, giúp đỡ để trẻ em hiểu và thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em. 

b. Bổn phận của trẻ em

- Bổn phận của trẻ em đối với gia đình:

+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Quyền trẻ em

+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình.

- Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường:

+ Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.

+ Rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

+ Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.

- Bổn phận của trẻ em đối với bản thân:

+ Sống trung thực, khiêm tốn.

+ Không đánh bạc, không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.

Xem thêm các bài trắc nghiệm GDCD lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 8: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ thiên nhiên

Trắc nghiệm Bài 9: Tiết kiệm

Trắc nghiệm Bài 10: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trắc nghiệm Bài 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Trắc nghiệm Bài 12: Quyền trẻ em

 

Đánh giá

0

0 đánh giá