Dựa vào kiến thức về cơ chế thu nhận sóng âm ở tai, hãy giải thích: a) Tại sao người ta có thể phân biệt được các tần số

424

Với giải Bài 17.31 trang 61 SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 17: Cảm ứng ở động vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 11 . Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Sinh học 11 Bài 17: Cảm ứng ở động vật

Câu 17.31 trang 61 SBT Sinh học 11: Dựa vào kiến thức về cơ chế thu nhận sóng âm ở tai, hãy giải thích:

a) Tại sao người ta có thể phân biệt được các tần số âm thanh khác nhau?

b) Tại sao người bị viêm hệ thống xương ở tai giữa có thể ảnh hưởng đến thính lực?

c) Tại sao những công nhân làm việc thường xuyên trong các nhà máy có tiếng ồn lớn lại có nguy cơ bị giảm thính lực?

Lời giải:

a) Người ta có thể phân biệt được các tần số âm thanh khác nhau vì: Sóng âm tần số thấp làm rung đoạn màng nền ở gần đỉnh ốc tại, sóng âm có tần số trung bình làm rung đoạn giữa màng nền, sóng âm có tần số cao làm rung đoạn màng nền ở đáy ốc tai. Các tế bào thụ cảm nằm trên các đoạn màng khác nhau đập lên màng phủ, xung thần kinh xuất hiện và lan truyền về thuỳ thái dương cho cảm giác âm thanh ở những tần số khác nhau.

b) Các xương ở tai giữa có chức năng truyền đúng tần số sóng âm vào tai trong và khuếch đại âm. Khi bị viêm, các xương tai giữa giảm hoặc không dao động → giảm hoặc mất chức năng truyền âm → gây giảm thính lực hoặc điếc.

c) Tiếng ồn lớn và liên lục ở các nhà máy làm cho tế bào thụ cảm âm thanh đập mạnh lên màng phủ. Quá trình này diễn ra liên tục, lâu ngày sẽ làm các tế bào thụ cảm giảm khả năng hưng phấn hoặc bị tổn thương → giảm thính lực.

Đánh giá

0

0 đánh giá