Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm GDCD 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lí thuyết Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Phần 1: 15 câu trắc nghiệm GDCD 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Câu 1: Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng quyến trẻ em?
A. Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại.
B. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
C. Bắt trẻ em nghỉ học để làm việc kiếm tiền.
D. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp.
Đáp án: A
Giải thích: Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại là thực hiện nhóm quyền bảo vệ nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
Câu 2: Hành vi nào dưới đây thể hiện bổn phận của trẻ em với nhà trường?
A. Tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
B. Che giấu hành vi sai trái của bạn bè.
C. Kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ.
D. Chấp hành quy định về an toàn giao thông.
Đáp án: A
Giải thích: Bổn phận của trẻ em: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ gia đình và những người gặp khó khăn theo khả năng của mình; chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể; sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và đoàn kết quốc tế;...
Câu 3: Trường hợp nào sau đây đã vi phạm quyền được bảo vệ của trẻ em?
A. Cấm các em vui chơi, giải trí.
B. Yêu cầu các em phải ăn thật nhiều.
C. Yêu cầu các em phải làm thật nhiều bài tập.
D. Không cho các em khuyết tật vào học cùng lớp với các em khác.
Đáp án: D
Giải thích: Nhóm quyền bảo vệ là nhóm quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. Không cho các em khuyết tật vào học cùng lớp với các em khác là hành vi phân biệt đối xử.
Câu 4: Trường hợp nào sau đây đã vi phạm quyền được phát triển của trẻ em?
A. Bạo hành gây thương tích cho trẻ.
B. Bắt các em phải ngồi học suốt ngày, không được vui chơi, giải trí.
C. Bắt trẻ em phải tiêm chủng và uống một số vắc xin phòng bệnh.
D. Trẻ luôn luôn phải vâng lời, không được phát biểu, không được phép đưa ra ý kiến phản đối.
Đáp án: B
Giải thích: Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật,...
Câu 5: Trường hợp nào sau đây tôn trọng quyền được tham gia của trẻ em?
A. Người lớn luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận những sáng kiến, nguyện vọng của các em.
B. Tạo điều kiện cho các em được học tập, vui chơi, giải trí.
C. Đưa ra xét xử những kẻ có hành vi bạo hành, đánh đập trẻ em một cách tàn nhẫn.
D. Khuyến khích các em tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao do nhà trường tổ chức.
Đáp án: A
Giải thích: Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; dành điều kiện tốt nhất và tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em, bảo đảm cho trẻ em được học tập và phát triển; giáo dục và giúp đỡ để trẻ em hiểu và thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em. Người lớn luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận những sáng kiến, nguyện vọng của các em là thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
Câu 6: Việc làm nào sau đây cho thấy quyền của trẻ em chưa được thực hiện và tôn trọng?
A. Mở rộng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em.
B. Tạo điều kiện cho trẻ em học tập, phát triển bản thân.
C. Không lắng nghe ý kiến của trẻ em.
D. Tổ chức cho các em đi tham quan.
Đáp án: C
Giải thích: Không lắng nghe ý kiến của trẻ em thể hiện không thực hiện nhóm quyền được tham gia của trẻ em.
Câu 7: Tổ chức nào dưới đây là tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em?
A. UNICEF.
B. UNESCO.
C. WTO.
D. WHO.
Đáp án: A
Giải thích: UNICEF là viết tắt của United Nations Children's Fund, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, là một quỹ cứu tế được thành lập bởi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 11 tháng 12 năm 1946. Được định hướng bởi Công ước của LHQ về Quyền trẻ em, UNICEF có một sứ mệnh phổ quát là thúc đẩy và bảo vệ quyền của tất cả trẻ em, ở khắp mọi nơi - đặc biệt là những em khó tiếp cận và có nhiều nguy cơ nhất.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây đã vi phạm quyền được sống còn của trẻ em?
A. Không cho các em được học tập.
B. Không cho các em ăn uống đầy đủ.
C. Phân biệt đối xử giữa bé trai và bé gái.
D. Không cho các em được bày tỏ ý kiến.
Đáp án: B
Giải thích: Không cho các em ăn uống đầy đủ đã vi phạm quyền được sống còn của trẻ em. Trẻ em có quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ…
Câu 9: Hành vi nào dưới đây thể hiện bổn phận của trẻ em với gia đình?
A. Quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn bè.
B. Quan tâm, chia sẻ tình cảm với cha mẹ.
C. Giữ gìn bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
D. Phụ giúp bố mẹ tổ chức đánh bạc để kiếm tiền.
Đáp án: B
Giải thích: Bổn phận của trẻ em với gia đình: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
Câu 10: Việc làm nào của xã hội thể hiện thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em?
A. Tạo điều kiện cho các em được đến trường.
B. Không xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
C. Ưu tiên khám chữa bệnh cho trẻ em.
D. Mở viện mồ côi.
Đáp án: B
Giải thích: Đối với xã hội cần đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện; xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em; xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ,...
Câu 11: Hành vi, việc làm nào vi phạm quyền trẻ em?
A. Tổ chức việc làm cho trẻ em có khó khăn.
B. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em.
C. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em.
D. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
Đáp án: D
Giải thích: Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức đã vi phạm quyền được bảo vệ của trẻ em.
Câu 12: Bạn nào đã thực hiện đúng bổn phận của trẻ em?
A. Hùng năm nay được học sinh giỏi nên muốn xin mẹ mua một chiếc xe đạp mới. Mẹ bảo Hùng khi nào có tiền sẽ mua, nhưng Hùng vẫn giận dỗi vì nhiều bạn trong lớp có xe đẹp để đi.
B. Gia đình Minh có bố mẹ, Minh và em gái đang học lớp 4. Ở nông thôn, điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, nhưng Minh và em gái luôn chăm chỉ học hành nên năm nào cũng là học sinh giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu quý.
C. Hà học giỏi nhưng không muốn tham gia các hoạt động học tập trong nhà trường.
D. Hân học giỏi nhưng thỉnh thoảng lại vi phạm nội quy trường học.
Đáp án: B
Giải thích: Minh và em gái luôn chăm chỉ học hành, được thầy yêu, bạn mến vì bố mẹ Minh luôn chăm sóc, quan tâm đến học hành của bạn và em gái, dành thời gian cho các con học tập và vui chơi. Minh và em gái đã thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình.
Câu 13: Hành vi nào thực hiện quyền trẻ em?
A. Ngược đãi trẻ em.
B. Bắt trẻ em bỏ học để đi lao động kiếm tiền.
C. Lôi kéo trẻ tham gia vào các tệ nạn xã hội.
D. Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6.
Đáp án: D
Giải thích: Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 thực hiện quyền trẻ em. Còn A, B, C chưa thực hiện quyền trẻ em.
Câu 14: Việc làm nào sau đây là việc làm thực hiện quyền trẻ em?
A. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái.
B. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy.
C. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
D. Tổ chức trại hè cho trẻ em.
Đáp án: D
Giải thích: Tổ chức trại hè cho trẻ em thực hiện quyền phát triển của trẻ em, đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.
Câu 15: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?
A. Cho con đi học hay không là quyền của cha mẹ.
B. Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút là sai trái.
C. Cha mẹ có quyền ưu tiên chiều chuộng con trai hơn con gái.
D. Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, không cần làm gì.
Đáp án: B
Giải thích: Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút là sai trái, vi phạm quyền trẻ em.
Phần 2: Lý thuyết GDCD 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
1. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
- Tích cực chủ động thực hiện các quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ phát triển bản thân một cách toàn diện
- Đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em và lên án, phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
2. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em
a. Trách nhiệm của gia đình
- Tiến hành khai sinh cho trẻ.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.
- Tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động trường, xã hội.
- Tạo điều kiện cho trẻ học tập.
- Tạo điều kiện cho trẻ vui chơi, giải trí.
- Tạo điều kiện cho trẻ phát triển năng khiếu.
- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho trẻ, tránh khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng bị mua bán.
b. Trách nhiệm của nhà trường
- Đảm bảo quyền học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu…của trẻ.
- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe , nhân phẩm, danh dự cho trẻ, bí mật về đời sống riêng tư cho trẻ.
- Quản lí trẻ em và giáo dục để trẻ thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
c. Trách nhiệm của xã hội
- Đảm bảo tất cả trẻ em được hưởng và thực hiện quyền trẻ em.
- Xây dựng, ban hành, thực hiện các chủ trương, các chính sách… về quyền trẻ em.
- Cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ.
- Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí nghiệm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
Xem thêm các bài trắc nghiệm GDCD 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Trắc nghiệm Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Trắc nghiệm Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em