Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Giáo dục công dân lớp 6 Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Bài 1 trang 43 sách bài tập GDCD 6: Việc làm nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em?
(Khoanh tròn vào những chữ cái trước phương án em chọn)
A. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái
B. Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại
C. Bắt trẻ em nghỉ học để làm việc kiếm tiền
D. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp
Lời giải:
=> Việc làm thực hiện đúng quyền trẻ em là: Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại
Câu hỏi: Theo em, Tuấn nghĩ vậy là đúng hay sai? Vì sao?
Lời giải:
- Theo em, Tuấn nghĩ vậy là sai. Vì:
+ Thực hiện quyền của trẻ em là trách niệm chung của toàn xã hội chứ không phải chỉ có các chú công an.
+ Tất cả các cơ quan, tổ chức trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đều có trách nhiệm thực hiện và bảo vệ quyền trẻ em
+…
(Đánh dấu X vào ô em chọn)
Lời giải:
Trường hợp |
Thực hiện đúng quyền trẻ em
|
Vi phạm quyền trẻ em
|
A. Chú Hòa nhận Minh làm con nuôi nhưng bắt em phải làm việc nặng nhọc |
|
X |
B. Bố bắt Mai nghỉ học để làm việc nhà giúp gia đình |
|
X |
C. Mẹ đăng kí cho Ngân tham gia lớp múa ở nhà văn hóa quận trong dịp hè vì Ngân thích múa hát |
X |
|
D. Bác Lan hàng xóm khuyên bố mẹ Phúc không cho em đi học vì em bị khuyết tật từ nhỏ |
|
X |
E. Chị gái thường xuyên xem trộm nhật kí của Hà |
|
X |
G. Bố dượng thường đánh đạp Hiền mỗi khi có chuyện không vui |
|
X |
Lời giải:
Quyền |
Cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện
|
Quyền học tập |
+ Bố mẹ + Gia đình hai bên nội ngoại + Nhà trường + Xã hội…. |
Quyền được khai sinh và có quốc tịch |
+ Bố mẹ + Gia đình + Xã hội…. |
Quyền được chăm sóc sức khỏe |
+ Bố mẹ + Gia đình hai bên nội ngoại + Xã hội…. |
Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng |
+ Bố mẹ + Gia đình hai bên nội ngoại + …. |
Quyền được vui chơi, giải trí |
+ Bố mẹ + Gia đình + Nhà trường + Xã hội…. |
Quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bóc lột, xâm hại |
+ Bố mẹ + Gia đình + Nhà trường + Xã hội…. |
Quyền bí mật đời sống riêng tư |
+ Bố mẹ + Gia đình + Nhà trường + Xã hội…. |
Bài 5 trang 45 sách bài tập GDCD 6: Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây?
Lời giải:
Tình huống |
Cách ứng xử |
1/ Bạn thân của em nói dối để trốn học đi chơi |
+ Em sẽ từ chối không việc trốn học để đi chơi + Khuyên bạn không nên làm như vậy: Vì hành vi này là lừa dối thầy cô và bố mẹ… + Tìm mọi cách thuyết phục bạn đi học cùng mình +…. |
2/ Bố mẹ em xem nhật kí của em mà không hỏi ý kiến của em |
+ Em sẽ cảm ơn bố mẹ vì có quan tâm thì bố mẹ mới đọc nhật kí để xem tâm tư tình cảm của con như thế nào từ đó có cách giáo dục con cho phù hợp…. + Đồng thời cũng góp ý thẳng thắn với bố mẹ: Nhật kí là bí mật quyền riêng tư cá nhân, nên lần sau bố mẹ muốn quan tâm đọc nhật kí thì nên hỏi trước con ạ… |
3/ Bố mẹ phản đối, không cho em tham gia đội bóng đá của lớp |
- Để bố mẹ đồng ý cho mình tham gia đội bóng đá của lớp em sẽ: + Nói về ý nghĩa của việc tham gia bóng đá của lớp như: giúp con khỏe mạnh hơn, vui chơi giải trí lành mạnh cùng các bạn, đưa phong trào của lớp đi lên… + Nói với bố mẹ em rằng muốn đi, mình đã lớn rồi có thể tự chăm sóc và bảo vệ bản thân, …. nên bố mẹ yên tâm. + Có thể nhờ người thân hoặc cô giáo chủ nhiệm nói giúp…. +… |
Bài 6 trang 46 sách bài tập GDCD 6: Nếu người khác xâm phạm đến quyền trẻ em của mình, em sẽ làm gì?
Lời giải:
- Nếu khi có người khác vi phạm quyền trẻ em của mình, thì em sẽ tùy theo tình huống, mức độ vi phạm mà có cách xử lí phù hợp như:
+ Nhắc nhở để họ biết là đang xâm phạm đến quyền của người khác.
+ Nói với bố mẹ, người thân…để họ có cách bảo vệ mình kịp thời
+ Báo cáo lên các cơ quan chức năng để giúp mình lấy lại quyền lợi cho mình.
+…..
Lời giải:
Đối với |
Việc đã thực hiện tốt |
Việc chưa thực hiện tốt |
Kế hoạch rèn luyện
|
Gia đình |
- Biết vâng lời ông bà, cha mẹ - Biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc phù hợp với lứa tuổi. -… |
- Chưa biết tiết kiệm tiền cho bố mẹ vì dùng tiền chơi điện tử. - Còn hay la mắng em, khi em khóc -… |
- Tập trung học tập, không la cà tụ tập bạn bè chơi điện tử - Yêu thương em hơn -… |
Nhà trường |
- Chăm ngoan, học giỏi - Tích cực xây dựng bài trong lớp -… |
- Chưa mạnh dạn góp ý với thầy cô giáo… |
- Lễ phép, kính trọng nhưng gần gũi thầy cô, mạnh dạn nói suy nghĩ của mình… |
Lý thuyết Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
1. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
- Tích cực chủ động thực hiện các quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ phát triển bản thân một cách toàn diện
- Đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em và lên án, phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
2. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em
a. Trách nhiệm của gia đình
- Tiến hành khai sinh cho trẻ.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.
- Tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động trường, xã hội.
- Tạo điều kiện cho trẻ học tập.
- Tạo điều kiện cho trẻ vui chơi, giải trí.
- Tạo điều kiện cho trẻ phát triển năng khiếu.
- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho trẻ, tránh khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng bị mua bán.
b. Trách nhiệm của nhà trường
- Đảm bảo quyền học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu…của trẻ.
- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe , nhân phẩm, danh dự cho trẻ, bí mật về đời sống riêng tư cho trẻ.
- Quản lí trẻ em và giáo dục để trẻ thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
c. Trách nhiệm của xã hội
- Đảm bảo tất cả trẻ em được hưởng và thực hiện quyền trẻ em.
- Xây dựng, ban hành, thực hiện các chủ trương, các chính sách… về quyền trẻ em.
- Cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ.
- Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí nghiệm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em.