15 câu Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 9 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình

2.1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Công nghệ lớp 6 Bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Công nghệ 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lí thuyết Bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình

Phần 1: 15 câu trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình

Câu 1. Sau khi là xong cần:

A. Rút phích cắm điện.

B. Đợi bàn là nguội

C. Cất bàn là

D. Rút phích cắm điện khỏi ổ, đợi nguội và cất.

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: tránh gây bỏng cho người hoặc làm cháy đồ vật xung quanh, dẫn đến hỏa hoạn.

Câu 2. Máy xay thực phẩm có mấy bộ phận chính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Vì: Các bộ phận máy xay thực phẩm là:

+ Thân máy

+ Cối xay

+ Bộ phận điều khiển

Câu 3. Cấu tạo của bóng đèn LED gồm mấy bộ phận chính?

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Đáp án: B

Giải thích:

Vì: Cấu tạo đèn LED gồm:

+ Vỏ đèn

+ Bộ nguồn

+ Bảng mạch LED

Câu 4. Bộ phận nào của đèn LED phát ra ánh sáng khi cấp điện?

A. Vỏ đèn

B. Bộ nguồn

C. Bảng mạch LED

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Vì:

+ Vỏ đèn: bảo vệ bảng mạch LED, bộ nguồn và cách điện.

+ Bộ nguồn: biến đổi điện áp nguồn điện cho phù hợp với điện áp sử dụng của đèn LED.

Câu 5. Sơ đồ nào sau đây thể hiện nguyên lí làm việc cảu đèn LED?

A. Cấp điện cho đèn → Bộ nguồn → Bảng mạch LED

B. Cấp điện cho đèn → Bảng mạch LED → Bộ nguồn

C. Bộ nguồn → Cấp điện cho đèn →  Bảng mạch LED

D. Bộ nguồn → Bảng mạch LED → Cấp điện cho đèn

Đáp án: A

Giải thích:

Vì: Khi cấp điện cho đèn, bộ nguồn trong đèn sẽ biến đổi nguồn điện cung cấp phù hợp với điện áp sử dụng của đèn và truyền dòng điện đến bảng mạch LED, làm đèn phát sáng.

Câu 6. Cấu tạo của bàn là gồm mấy bộ phận chính?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Vì: Cấu tạo bàn là gồm:

+ Vỏ bàn là

+ Dây đốt nóng

+ Bộ điều chỉnh nhiệt độ

Câu 7. Cấu tạo của bàn là có:

A. Vỏ bàn là

B. Dây đốt nóng

C. Bộ điều chỉnh nhiệt độ

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: Bàn là có cấu tạo 3 bộ phận chính.

Câu 8. Bộ phận nào của bàn là có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong?

A. Vỏ bàn là

B. Dây đốt nóng

C. Bộ điều chỉnh nhiệt độ

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Đáp án: A

Vì:

+ Dây đốt nóng: tạo sức nóng dưới tác dụng của dòng điện.

+ Bộ điều chỉnh nhiệt độ: đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với từng loại vải.

Câu 9. Sơ đồ khối mô tả nguyên lí làm việc của bàn là là:

A. Cấp điện cho bàn là →Bộ điều chỉnh nhiệt độ → Dây đốt nóng → Bàn là nóng.

B. Bộ điều chỉnh nhiệt độ→ Cấp điện cho bàn là → Dây đốt nóng → Bàn là nóng 

C. Dây đốt nóng → Bàn là nóng Cấp điện cho bàn là →Bộ điều chỉnh nhiệt độ →

D. Bộ điều chỉnh nhiệt độ → Dây đốt nóng → Bàn là nóng →Cấp điện cho bàn là

Đáp án: A

Giải thích:

Vì: Bàn là phải được cấp điện đầu tiên.

Câu 10. Trong quá trình là, nếu tạm dừng cần:

A. Đặt bàn là dựng đứng

B. Đặt mũi bàn là hướng lên

C. Đặt bàn là vào đế cách nhiệt

D. Đặt bàn là đứng, mũi hướng lên hoặc đặt vào đế cách nhiệt

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: để tránh làm cháy quần áo hoặc cầu là.

Câu 11. Quy trình sử dụng máy xay thực phẩm gồm mấy bước?

A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: các bước xây thực phẩm là:

+ Bước 1: Sơ chế thực phẩm

+ Bước 2: cắt nhỏ thực phẩm

+ Bước 3: Lắp cối vào thân

+ Bước 4: Cho nguyên liệu cần xay vào cối và đậy nắp

+ Bước 5: Cắm điện và chọn chế độ xay

+ Bước 6: Tắt máy và lấy thực phẩm ra

+ Bước 7: Vệ sinh và bảo quản máy xay.

Câu 12. Bộ phận nào của máy xay có các nút tắt, mở:

A. Thân máy

B. Cối xay

C. Bộ phận điều khiển

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Giải thích:

Vì:

+ Thân máy có chứa động cơ điện

+ Cối xay có các cối lớn và nhỏ, bên trong có lưỡi dao.

Câu 13. Hình nào sau đây là cối máy xay?

A. Hình 1

B. Hình 2

C. Hình 3

D. Hình 4

Đáp án: A

Giải thích:

Vì:

+ Hình 2: bộ phận điều khiển

+ Hình 3: Thân máy

Câu 14. Kí hiệu nào sau đây thể hiện nhiêt độ là cho vải bông?

A. COTTON

B. WOOL

C. LINEN

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Vì:

+ WOOL: vải len

+ LINEN: vải lanh

Câu 15. Đèn điện có mấy thông số kĩ thuật? 

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Vì: các thông số kĩ thuật là:

+ Công suất định mức

+ Điện áp định mức

Phần 2: Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình

• Nội dung chính

Chức năng các bộ phận chính của một số đồ dùng điện.

- Vẽ sơ đồ khối, nguyên lí và công dụng một số đồ dùng điện trong gia đình.

- Sử dụng một số đồ dùng điện trong gia đình đúng cách, tiết kiệm và an toàn.

- Lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện gia đình.

1. Một số đồ dùng điện trong gia đình

1.1. Bàn là (bàn ủi)

a. Cấu tạo và thông số kĩ thuật

* Cấu tạo:

- Vỏ bàn là: bảo vệ các bộ phận bên trong.

- Dây đốt nóng: tạo sức nóng dưới tác dụng của dòng điện.

- Bộ điều chỉnh nhiệt độ: chọn nhệt độ phù hợp với từng loại vải.

* Thông số kĩ thuật

- Công suất định mức

- Điện áp định mức

b. Nguyên lí làm việc

c. Sử dụng bàn là

* Các kí hiệu trên bộ điều chỉnh nhiệt độ

- NYLON: dùng cho vải lụa, tơ tằm

- WOOL: dùng cho vải len

- COTTON: dùng cho vải bông

- LINEN: dùng cho vải lanh

- MAX: mức nhiệt cao nhất

- MIN: mức nhiệt thấp nhất

* Các bước sử dụng

1. Đọc nhãn hướng dẫn sử dụng

2. Kiểm tra độ an toàn của dây dẫn, phích cắm và mặt bàn là.

3. Cấp điện cho bàn là

4. Điều chỉnh nhiệt độ, là quần áo theo thứ tự may bằng vải lụa, nylon → vải len → vải bông, vải lanh.

5. Tắt bàn là, rút phích cắm, dựng đứng bàn là đến nguội.

1.2. Đèn LED

a. Cấu tạo và thông số kĩ thuật

* Cấu tạo:

- Vỏ đèn: bảo vệ bảng mạch LED, bộ nguồn và cách điện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

- Bộ nguồn: biến đổi điện áp nguồn phù hợp với điện áp sử dụng của đèn.

- Bảng mạch LED: phát ánh sáng khi cấp điện.

* Thông số kĩ thuật:

- Công suất định mức

- Điện áp định mức

b. Nguyên lí làm việc

c. Lưu ý khi sử dụng

- Không đặt đèn trực tiếp dưới ánh sáng mặt tời hoặc nơi có nhiệt độ cao, ẩm ướt.

- Không đặt đèn gẫn chất dễ gây cháy nổ.

- Vệ sinh đèn bằng vải khô, sạch.

1.3. Máy xay thực phẩm

a. Cấu tạo và thông số kĩ thuật

* Cấu tạo

- Thân máy:

+ Động cơ điện đặt bên trong.

+ Quay lưỡi dao trong cối khi có dòng điện truyền qua động cơ.

- Cối xay:

+ Gồm cối xay lớn, cối xay nhỏ.

+ Cắt nhỏ thực phẩm khi động cơ hoạt động

- Bộ phận điều khiển: tắt, mở và thay đổi tốc độ quay của lưỡi dao.

* Thông số kĩ thuật:

- Công suất định mức

+ Điện áp định mức

b. Nguyên lí làm việc

Khi cấp điện và lựa chọn tốc độ, động cơ làm quay lưỡi dao trong cối xay để cắt nhỏ thực phẩm.

c. Sử dụng máy xay thực phẩm

1. Sơ chế thực phẩm

2. Cắt nhỏ thực phẩm

3. Lắp cối xay vào thân máy

4. Cho nguyên liệu vào cối và đậy nắp.

5. Cắm điện và chọn chế độ xay

6. Tắt máy và lấy thực phẩm

7. Vệ sinh và bảo quản sau khi sử dụng.

2. Lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm điện

- Có công suất định mức và tính năng phù hợp với nhu cầu.

- Có tính năng tiết kiệm điện

- Có ngôi sao trong nhãn năng lượng nhiều hơn.

Xem thêm các bài trắc nghiệm Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 6: Các loại vải thường dùng trong may mặc

Trắc nghiệm Bài 7: Trang phục

Trắc nghiệm Bài 8: Thời trang

Trắc nghiệm Bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình

Trắc nghiệm Bài 10: An toàn điện trong gia đình

Đánh giá

0

0 đánh giá