Lý thuyết Địa lí 7 Bài 13 (Chân trời sáng tạo 2024): Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ

5.6 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 7 Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sử 7.

Địa lí lớp 7 Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ

Video giải Địa lí 7 Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ

1. Phát kiến ra châu Mỹ - Tân thế giới

- Năm 1492-1502, Cô-lôm-bô thực hiện 4 cuộc hải trình vượt Đại Tây Dương từ châu Âu sang châu Mỹ, ông đã tìm ra các đảo thuộc quần đảo Ca-ri-bê nhưng ông tin vùng đất này thuộc Tây Ấn Độ và cư dân nơi đây là người Ấn.

- Phát kiến ra châu Mỹ đã khẳng định dạng hình cầu của Trái Đất, mở ra những nhận thức mới về thế giới.

- Các quốc gia châu Âu tiến hành xâm chiếm lục địa ở châu lục mới, người châu Phi bị đưa đến đây làm nô lệ và người châu Á đến châu Mỹ tìm cơ hội mới, Góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của châu Mỹ như ngày nay.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ  - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hải trình tìm ra châu Mĩ của Cô-lôm-bô

2. Vị trí địa lí và phạm vi của châu Mỹ

- Diện tích: 42 triệu km2 (thứ 2 thế giới sau châu Á) nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.

- Châu Mỹ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ, từ vùng cực Bắc đến gần châu Nam Cực.

- Giới hạn

+ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương

+ Phía Tây giáp Thái bình dương

+ Phía Đông giáp Đại Tây Dương

- Châu Mỹ gồm 3 khu vực:

+ Bắc Mỹ gồm Cannada, Hoa Kì

+ Trung Mỹ gồm dải đất Mêhicô đến Panama và các đảo, quần đảo trong biển Caribê

+ Nam Mỹ là vùng đất rộng lớn bao gồm nhiều quốc gia ở phía Nam Panama.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ  - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lược đồ tự nhiên của châu Mĩ

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 13: Phát kiến ra châu Mỹ, vị trí địa lí và phạm vi châu Mỹ

Câu 1. Nơi hẹp nhất châu Mỹ là?

A. Eo đất Trung Mỹ.

B. Cực Bắc khu vực Bắc Mỹ.

C. Sơn nguyên Mê-hi-cô.

D. Cực nam khu vực Nam Mỹ.

Đáp án: A

Giải thích:

Châu Mỹ gồm hai lục địa là Bắc Mỹ và Nam Mỹ được nối với nhau bằng eo đất hẹp Trung Mỹ (Hình 13.3 Bản đồ các khu vực của châu Mỹ) (SGK - trang 142).

Câu 2. Kênh đào Pa-na-ma nối liền hai đại dương nào?

A. Bắc Băng Dương với Thái Bình Dương.

B. Bắc Băng Dương với Đại Tây Dương.

C. Thái Bình Dương với Đại Tây Dương.

D. Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương.

Đáp án: C

Giải thích:

(Hình 13.3 Bản đồ các khu vực của châu Mỹ) (SGK - trang 142).

Câu 3. Châu Mỹ còn được gọi với tên gọi nào sau đây?

A. Thế giới mới.

B. Tân thế giới.

C. Thế giới phẳng.

D. Thế giới tách biệt.

Đáp án: B

Giải thích:

Châu Mỹ là một vùng đất mới, còn được gọi là “Tân thế giới” (SGK - trang 140).

Câu 4. Hệ quả địa lí của việc phát kiến ra châu Mỹ là?

A. Khẳng định dạng hình cầu của Trái Đất.

B. Tìm thêm được châu lục mới.

C. Tìm thêm được nới sinh sống mới cho con người.

D. Khai thác được nhiều tài nguyên.

Đáp án: A

Giải thích:

Việc tìm ra châu Mỹ đã khẳng định dạng hình cầu của Trái Đất. (SGK - trang 141).

Câu 5. Nhà hàng hải C. Cô-lôm-bô đã xuất phát từ quốc gia nào khi bắt đầu hành trình tìm ra châu Mỹ?

A. Tây Ban Nha.

B. Bồ Đào Nha.

C. Anh.

D. I-ta-li-a.

Đáp án: A

Giải thích:

Năm 1492 nhà hàng hải C. Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng Tây Ban Nha… tình cờ tìm ra vùng đất mới (Hình 13.1. Lược đồ các cuộc hải trình đến châu Mỹ của C. Cô-lôm-bô) (SGK - trang 140).

Câu 6. Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở?

A. Bán cầu bắc.

B. Bán cầu nam.

C. Bán cầu tây.

D. Bán cầu đông.

Đáp án: C

Giải thích:

Châu Mỹ nằm hoàn toàn ở bán cầu tây… (SGK trang 141).

Câu 7. Châu Mỹ có diện tích?

A. Khoảng 41 triệu km2.

B. Khoảng 42 triệu km2.

C. Khoảng 43 triệu km2.

D. Khoảng 44 triệu km2.

Đáp án: B

Giải thích:

Châu Mỹ có diện tích khoảng 42 triệu km(SGK - trang 141).

Câu 8. Kênh đào Pa-na-ma đi qua khu vực nào của châu Mỹ?

A. Bắc Mỹ.

B. Trung Mỹ.

C. Nam Mỹ.

D. Tây Bắc Mỹ.

Đáp án: B

Giải thích:

Eo đất Trung Mỹ bị cắt ngang bởi kênh đào Pa-na-ma (Hình 13.3 Bản đồ các khu vực của châu Mỹ) (SGK - trang 142).

Câu 9. Châu Mỹ được nhà thám hiểm nào phát hiện ra?

A. Ma-gien-lăng.

B. Mac-cô-pô-lô.

C. Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô.

D. Vas-cô Đờ-ga-ma.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong giai đoạn 1492-1502, Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô thực hiện ….phát hiện ra… khu vực Trung Mỹ và Nam Mỹ. (SGK - trang 141).

Câu 10. Châu Mỹ không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?

A. Bắc Băng Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Đại Tây Dương.

Đáp án: C

Giải thích:

Ấn Độ Dương. (Hình 13.3 Bản đồ các khu vực của châu Mỹ) (SGK - trang 142).

Câu 11. Nhà hàng hải C. Cô-lôm-bô đã thực hiện mấy cuộc hải trình trong giai đoạn 1492-1502?

A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Đáp án: B

Giải thích:

Giai đoạn 1492-1502, C. Cô-lôm-bô thực hiện bốn cuộc hải trình vượt Đại Tây Dương. (SGK-trang 141).

Câu 12. Châu Mỹ có lãnh thổ kéo dài từ?

A. Chí tuyến bắc đến chí tuyến nam.

B. Từ vùng cực Bắc đến gần châu Nam Cực.

C. Từ vòng cực Bắc đến xích đạo.

D. Từ xích đạo đến vòng cực Nam.

Đáp án: B

Giải thích:

Châu Mỹ …, trải dài từ vùng cực bắc đến gần châu Nam Cực. (SGK - trang 141).

Câu 13. Sau khi phát hiện ra châu Mỹ người châu Âu đã làm gì?

A. Xâm chiếm châu Mỹ.

B. Xâm chiếm thuộc địa ở châu lục mới.

C. Đánh dấu lãnh thổ.

D. Vẽ bản đồ.

Đáp án: B

Giải thích:

Sau khi phát hiện ra châu Mỹ người châu Âu đã tiến hành xâm chiếm thuộc địa ở châu lục mới. (SGK - trang 141).

Câu 14. Người châu Phi được đưa đến châu Mỹ để?

A. Làm thủy thủ.

B. Làm công nhân.

C. Làm nông dân.

D. Làm nô lệ.

Đáp án: D

Giải thích:

Người châu Phi được đưa đến châu Mỹ làm nô lệ… (SGK - trang 141).

Câu 15. Người các châu lục khác đến châu Mỹ đã đẩy nhanh quá trình nào?

A. Công nghiệp hóa.

B. Toàn cầu hóa.

C. Giao lưu kinh tế.

D. Di cư.

Đáp án: D

Giải thích:

Người các châu lục khác đến châu Mỹ đã đẩy nhanh quá trình di cư đến châu Mỹ. (SGK - trang 141).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Phi

Bài 14: Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ

Bài 15: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững, một số trung tâm kinh tế của Bắc Mỹ

Bài 16: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ

Đánh giá

0

0 đánh giá