Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo 2024): Hình chiếu vuông góc

3.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 8 Bài 2: Hình chiếu vuông góc sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 8.

Công nghệ 8 Bài 2: Hình chiếu vuông góc

A. Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 2: Hình chiếu vuông góc

1. Hình chiếu vật thể

1.1. Khái niệm

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Hình chiếu vuông góc (ảnh 1)

- Hình chiếu của vật là hình trên mặt phẳng sau khi chiếu vật lên đó. 

- Các điểm A’, B’ và C° trên mặt phẳng là hình chiếu của các điểm A, B và C. 

- Các đường thẳng OAA, OBB’ và OCC là các tia chiếu. Mặt chứa hình chiếu gọi là mặt phẳng hình chiếu.

1.2 Các phép chiếu

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Hình chiếu vuông góc (ảnh 1)

- Phép chiếu vuông góc: vẽ hình chiếu vuông góc.

- Phép chiếu song song và phép chiếu xuyên tâm: vẽ hình ba chiều, bổ sung cho hình chiếu vuông góc.

2. Phương pháp chiếu góc thứ nhất

2.1 Các mặt phẳng hình chiếu

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Hình chiếu vuông góc (ảnh 1)

- Phương pháp chiếu góc thứ nhất: vật thể đặt trong góc tạo bởi ba MPHC vuông góc từng đôi một.

- Để diễn tả hình dạng vật thể, ta chiếu vuông góc lên ba MPHC như Hình 2.4.

- Ba MPHC: sau, bằng và cạnh phải của vật thể.

2.2 Các hình chiếu

Các hình chiếu nhận được trên các MPHC tương ứng với các hướng chiếu như sau:

- Hình chiếu đứng: chiếu từ phía trước.

- Hình chiếu bằng: chiếu từ phía trên xuống.

- Hình chiếu cạnh: chiếu từ phía trái sang.

2.3 Vị trí các hình chiếu

Trên bản vẽ kĩ thuật, để các hình chiếu của một vật thể được vẽ trên cùng một mặt phẳng bản vẽ, ta mở MPHC bằng xuống dưới 90° và MPHC cạnh mở sang phải 90° cho trùng với MPHC đứng. Khi đó: 

- Hình chiếu bằng B được đặt dưới hình chiếu đứng A.

- Hình chiếu cạnh C được đặt bên phải hình chiếu đứng A.

3. Hình chiếu khối đa diện

3.1 Khối đa diện

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Hình chiếu vuông góc (ảnh 1)

3.2 Hình chiếu của khối đa diện

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Hình chiếu vuông góc (ảnh 1)

4. Hình chiếu khối tròn xoay

4.1. Khối tròn xoay

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Hình chiếu vuông góc (ảnh 1)

Khối tròn xoay được tạo thành bằng cách quay một hình phẳng quanh trục quay cố định. Các khối tròn xoay thường gặp là hình trụ, hình nón, hình cầu.

4.2. Khối tròn xoay

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Hình chiếu vuông góc (ảnh 1)

Hình chiếu mặt đáy của các khối tròn xoay là hình tròn, các hình chiếu theo các hướng chiếu khác của hình trụ và hình nón là các đa giác. Hình chiếu theo các hướng chiếu của hình cầu là các hình tròn giống nhau.

5. Quy trình vẽ hình chiếu khối hình học, vật thể đơn giản

5.1. Vẽ hình chiếu khối hình học

Hình chiếu vuông góc của khối hình học thường được vẽ theo trình tự như ví dụ ở Bảng 2.1.

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Hình chiếu vuông góc (ảnh 1)

5.2. Vẽ hình chiếu vật thể đơn giản

Hình chiếu vuông góc của vật thể đơn giản thường vẽ theo trình tự như ví dụ ở Bảng 2.2.

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Hình chiếu vuông góc (ảnh 1)

Sơ đồ tư duy Hình chiếu vuông góc

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Hình chiếu vuông góc (ảnh 1)

B. 10 câu trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 2: Hình chiếu vuông góc

Đang cập nhật…

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Công nghệ lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Vật liệu cơ khí

Lý thuyết Bài 5: Gia công cơ khí

Đánh giá

0

0 đánh giá