Lý thuyết Địa lí 7 Bài 14 (Kết nối tri thức 2024): Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

6.1 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sử 7.

Địa lí lớp 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

Video giải Địa lí 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

1. Địa hình

Địa hình Bắc Mỹ gồm 3 khu vực rõ rệt:

- Miền núi Cooc-đi-e ở phía tây: là một trong những hệ thống núi lớn trên thế giới. Độ cao trung bình 3 000 - 4 000m, kéo dài 9 000km theo chiều bắc-nam, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen giữa là các cao nguyên, sơn nguyên.

 - Miền đồng bằng ở giữa: gồm đồng bằng Ca-na-đa, Đồng bằng Lớn, Đồng bằng Trung tâm và Đồng bằng Duyên hải, độ cao từ 200-500m thấp dần từ bắc xuống nam.

- Dãy núi A-pa-lat ở phía đông: có hướng đông bắc - tây nam, độ cao phần Bắc A-pa-lat từ 400-500m, phần nam A-pa-lat cao từ 1 000-1 500m.

2. Khí hậu

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Lãnh thổ của bắc Mỹ trải dài từ vòng cực Bắc đến khoảng vĩ tuyến 25°B, nên khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều bắc - nam.

=> Có nhiều đới khí hậu: cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới.

- Do ảnh hưởng của địa hình, khí hậu phân hóa theo chiều đông - tây và theo độ cao.

=> Các khu vực ven biển có khí hậu điều hòa, mưa nhiều. Càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt năm lớn, mưa ít hơn và khí hậu khô hạn hơn.

3. Sông, hồ

- Đặc điểm sông ở Bắc Mỹ:

+ Mạng lưới sông dày đặc và phân bố khắp lãnh thổ.

+ Sông nhiều nước. Chế độ nước khá đa dạng do được cung cấp nước từ nhiều nguồn mưa, băng, tuyết tan.

+ Các sông lớn: hệ thống sông Mit-xu-ri- Mit-xi-xi-pi, sông Mác-ken-đi,…

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Một đoạn sông Mit-xi-xi-pi

- Đặc điểm hồ của Bắc Mỹ:

+ Là khu vực đứng đầu thế giới về số lượng các hồ có diện tích lớn (14 hồ có diện tích trên 5 000km2 .

+ Phần lớn là hồ nước ngọt.

+ Các hồ lớn như: hệ thống Ngũ hồ, hồ Gấu lớn, hồ Nô Lệ Lớn,…

4. Đới thiên nhiên

Thiên nhiên Bắc Mỹ nằm trong đới lạnh và đới ôn hòa:

* Đặc điểm đới lạnh:

+ có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá nên nhiều nơi có lớp băng tuyết bao phủ dày trên diện tích rộng.

+ Thực vật chủ yếu rêu, địa y, cỏ và cây bụi.

+ Động vật: nghèo nàn, có một số loài chịu được lạnh như tuần lộc, cáo Bắc Cực,… và một số loài chim di cư.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Cáo Bắc Cực

* Đặc điểm đới ôn hòa:

- Khí hậu:

+ Phía bắc: khí hậu ôn đới

+ Phía đông nam: khí hậu cận nhiệt ấm, ẩm

+ Khu vực sâu trong lục địa mưa ít

+ Miền núi Cooc-đi-e: khí hậu khô hạn

- Thực vật: rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng, thảo nguyen, hoang mạc và bán hoang mạc.

- Động vật: phong phú cả về số loài và số lượng mỗi loài gồm các loại ăn cỏ, ăn thịt, gặm nhấm và bò sát,…

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Rừng lá kim ở Bắc Mĩ

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

Câu 1. Dãy núi cao, đồ sộ nhất Bắc Mỹ là:

A. Coocdie          

B. Atlat               

C. Apalat             

D. Andet.

Đáp án đúng là: A

Miền núi Cooc-di-e ở phía tây, là một trong những hệ thống núi lớn trên thế giới. (sgk trang 142).

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phải địa hình Bắc Mỹ?

A. Miền núi Cooc-di-e cao đồ sộ ở phía tây.

B. Miền đông bằng ở giữa có độ cao 200-500m.

C. Dãy núi A-pa-lat ở phía đông, hướng đông bắ - tây nam.

D. Gồm một khối cao nguyên khổng lồ.

Đáp án đúng là: D

- Địa hìn Bắc mỹ gồm ba khu vực:

Miền núi Cooc-di-e cao đồ sộ ở phía tây.

Miền đông bằng ở giữa có độ cao 200-500m.

 Dãy núi A-pa-lat ở phía đông, hướng đông bắ - tây nam.

(sgk trang 142).

Câu 3. Miền núi Cooc-đi-e có những đặc điểm gì?

A. Gồm nhiều dãy núi song song, xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.

B. Gòm những dãy núi có hướng đông bắc-tây nam, cao trung bình 400-500m.

C. Nhiều đồng bằng xen lẫn các cao nguyên sơn nguyên có độ cao thấp.

D. Địa hình núi cao hiểm trở, cao nguyên và đồng bằng xen kẽ.

Đáp án đúng là: A

Miền núi Cooc-đi-e gồm nhiều dãy nũi chạy song song, xen giũa là các cao nguyên và sơn nguyên (sgk trang 142).

Câu 4. Kiều khí hậu cận nhiệt phân bố chủ yếu ở đâu Bắc Mỹ?

A. Phía Nam Bắc Mỹ.                                 

B. Phía Bắc Bắc Mỹ.

C. Phía Đông Bắc Mỹ.                                

D. Phía Tây Bắc Mỹ.

Đáp án đúng là: A

Khí hậu cận nhiệt phân bố ở phía Nam Bắc Mỹ (Lược đồ, sgk trang 143).

Câu 5. Càng vào sâu trong lục địa, khí hậu có tính chất gì?

A. Khí hậu điều hòa, mưa nhiều.

B. Khí hậu khắc nhiệt, lạnh giá.

C. Khí hậu Biên độ nhiệt năm lớn, mưa ít hơn.

D. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều.

Đáp án đúng là: C

Càng vào sâu trong lục địa biên độ nhiệt năm càng lớn, mưa ít hơn, khí hậu khô hạn (sgk trang 142).

Câu 6. Atlat là dãy núi trẻ duy nhất của Châu Phi ở khu vực nào?

A. Bắc Phi.                                                

B. Đông Phi.

C. Trung Phi.                                              

D. Nam Phi.

Đáp án đúng là: A

Dãy núi A-pa- lat ở phía đông của Bắc Mĩ (sgk - trang 142).

Câu 7. Ở Bắc Mĩ có mấy khu vực địa hình chính?

A. Hai khu vực.                                          

B. Ba khu vực.

C. Bốn khu vực.                                         

D. Năm khu vực.

Đáp án đúng là: B

- Địa hình Bắc Mỹ gồm ba khu vực rõ rệt. (sgk trang 142).

Câu 8. Hệ thống Cooc-đi-e kéo dài bao nhiêu ki-lô-mét?

A. 3260 km.         

B. 6000 km.         

C. 7000 km.         

D. 9000 km.

Đáp án đúng là: D

Miền núi có độ cao trung bình 3 000 - 4 000m, kéo dài 9 000 km theo bắc - nam. (sgk trang 142).

Câu 9. Kiểu khí hậu nào ở Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất?

A. Ôn đới.            

B. Nhiệt đới.                  

C. Hàn đới.          

D. Núi cao.

Đáp án đúng là: A

Bắc Mỹ gồm các đới khí hậu cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới. Trong đó, đới khí hậu ôn đới có diện tích lớn nhất. (sgk trang 142).

Câu 10. Nguồn nước sông ở Bắc Mỹ chủ yếu ở đâu ?

A. Nước ao, hồ.                                          

B. Mưa, tuyết và băng tan.

C. Băng tan.                                               

D. Nguồn nước ngầm, mưa.

Đáp án đúng là: B

Chế độ nước sông khá đa dạng do được cung cấp từ nhiều nguồn : mưa, tuyết, băng tan. (sgk trang 143)

Câu 11. Tại sao khí hậu Bắc Mỹ phân hóa chiều tây - đông và theo độ cao?

A. Do ảnh hưởng của dòng biển.                           

B. Do ảnh hưởng của địa hình.

C. Do vị trí địa lí nằm hoàn toàn bán cầu Tây.       

D. Do gió tây ôn đới hoạt động quanh năm.

Đáp án đúng là: B

Do ảnh hưởng địa hình khí hậu Bắc Mỹ phân hóa theo chiều tây - đông và theo đô cao. (sgk trang 142)

Câu 12. Trên các cao nguyên của miền núi Cooc-đi-e hình thành hoang mạc và bán hoang mạc do đâu?

A. Khí hậu khô hạn.                                   

B. Địa hình cao, hiểm trở.

C. Nằm sâu trong nội địa.                           

D. Nằm sườn khuất gió.

Đáp án đúng là: A

Trên các cao nguyên của miền núi Cooc-đi-e, khí hậu khô hạn, hình thành hoang mạc và bán hoang mạc. (sgk trang 144)

Câu 13. Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam do đâu?

A. Lãnh thổ kéo dài.                                   

B. Hướng và độ cao địa hình.

C. Vị trí địa lí.                                            

D. Các gió thổi thường xuyên.

Đáp án đúng là: A

Do lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến khoảng vĩ tuyến 25◦B, khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam. (sgk trang 142)

Câu 14. Hồ nước ngọt nào ở Bắc Mỹ có diện tích lớn nhất thế giới?

A. Hồ Mi-si-gân.                                        

B. Hồ Hun-rôn.

C. Hồ Ê-ri-ê.                                               

D. Hồ Thượng.

Đáp án đúng là: D

Hồ Thượng là hồ nước ngọt có diện tích lớn nhất thế giới ( hơn 82 000 km2 ) - sgk trang 143 - em có biết.

Câu 15. Từ Tây sang Đông các dạng địa hình Bắc Mĩ lần lượt như thế nào?

A. Dãy A-pa-lat, đồng bằng Trung tâm, hệ thống Cooc-đi-e.

B. Hệ thống Cooc-đi-e, dãy A-pa-lat, đồng bằng Trung tâm.

C. Hệ thống Cooc-đi-e, dãy A-pa-lat, núi cổ.

D. Hệ thống Cooc-đi-e, đồng bằng Trung tâm, dãy A-pa-lat.

Đáp án đúng là: D

Địa hình Bắc Mỹ gồm ba khu vực rõ rệt từ Tây sang Đông: Hệ thống Cooc-đi-e, đồng bằng Trung tâm, dãy A-pa-lat. ( sgk trang 142)

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 13: Vị trí địa lí, phạm vi Châu Mỹ. Sự phát kiến ra Châu Mỹ

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ

Đánh giá

0

0 đánh giá