Lý thuyết Địa lí 7 Bài 6 (Kết nối tri thức 2024): Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á

6.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sử 7.

Địa lí lớp 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á

Video giải Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á

1. Dân cư, tôn giáo

a) Dân cư

- Châu Á có số dân đông nhất trong các châu lục của thế giới. Năm 2020, dân số châu Á đạt 4 641,1 triệu người, chiếm hơn 1 nửa dân số thế giới (59,5%).

- Số dân tăng nhanh trong khoảng thế kỷ XX. Hiện nay có xu hướng giảm do thực hiện chính sách hạn chế gia tăng dân số.

- Là khu vực có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang chuyển biến theo hướng già hóa.

- Cư dân thuộc nhiều chủng tộc: Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Ô-xtra-lô-it.

b) Tôn giáo

- Châu Á là nơi ra đời của bốn tôn giáo lớn trên thế giới:

+ Ấn Độ giáo ra đời khoảng hơn một nghìn năm trước Công nguyên.

+ Phật giáo ra đời vào thế kỉ VI trước Công nguyên tại Ấn Độ.

+ Ki-tô giáo hình thành từ đầu Công nguyên tại Pa-le-xtin.

+ Hồi giáo ra đời vào thế kỉ VII tại Ả-rập Xê-út.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Phật giáo ra đời ở Ấn Độ (minh họa)

2. Sự phân bố dân cư. Các đô thị lớn

* Đặc điểm dân cư:

- Mật độ dân số cao, 159 người/ km2 (2020).

- Dân cư châu Á phân bố không đều:

+ Khu vực đông dân: Nam Á, Đông Nam Á, phá đông của Đông Á

+ Khu vực thưa dân: Bắc Á, Tây Nam Á, Trung Á.

- Tỉ lệ dân đô thị đạt 51,1% (2020).

- Châu Á chiếm 21/34 độ thị trên thế giới từ 10 triệu dân trở lên (2020).

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á - Kết nối tri thức (ảnh 1)

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á

Câu 1. Dân cư châu Á thường tập trung thưa thớt ở đâu?

A. Khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Phía đông của Đông Á

B. Khu vực Bắc Á, Trung Á và Tây Nam Á.

C. Phía đông của Đông Á, Khu vực Trung Á và Nam Á.

D. Khu vực Đông Nam Á, Trung Á và Bắc Á.

Đáp án đúng là: B

Những vùng dân cư hết sức thưa thớt như: Bắc Á, Trung Á và Tây Nam Á.( sgk trang 117)

Câu 2. Dân số ở châu Á rất đông để lại những khó khăn như thế nào?

A. Áp lực về giải quyết các vấn đề việc làm.

B. Giáo dục và chăm sóc y tế.

C. Ô nhiễm môi trường.                              

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án đúng là: D

Tạo áp lực về giải quyết các vấn đề việc làm, giáo dục và chăm sóc y tế,…

Câu 3. Dân số ở châu Á đông đem lại thuận lợi gì cho các hoạt động phát triển kinh tế?

A. Trình độ lao động cao nhất thế giới.                  

B. Nguồn lao động dồi dào.

C. Đô thị hóa phát triển.                             

D. Văn hóa đa dạng.

Đáp án đúng là: B

Số người trong độ tuổi lao động lớn cung cấp nguồn lao động dồi dào (sgk trang 115)

Câu 4. Đâu không phải đặc điểm dân cư, xã hội châu Á?

A. một châu lục đông dân nhất thế giới.                

B. dân cư thuộc nhiều chủng tộc.

C. nơi ra đời của các tôn giáo lớn                          

D. gia tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới.

Đáp án đúng là: D

Nhờ chính sách hạn chế gia tăng dân số, mức tăng dân số giảm đáng kể, thậm chí thấp hơn mức gia tăng trung bình thế giới. (SGK Trang 115)

Câu 5. Các chủng tộc nào chủ yếu ở châu Á?

A. Ơ-rô-pê-ô-it và Môn-gô-lô-it         

B. Ơ-rô-pê-ô-it và Ô-xtra-lô-it

C. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it           

D. Môn-gô-lô-it, Ô-xtra-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it

Đáp án đúng là: D

Cư dân châu Á thuộc nhiều chủng tộc: Môn-gô-lô-it, Ô-xtra-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it (SGK Trang 115)

Câu 6. Ấn Độ giáo ra đời khi nào ở châu Á?

A. Hơn một nghìn năm trước Công nguyên.          

B. Thế kỉ VI trước Công nguyên

C. Thế kỉ VII trước Công nguyên

D. 250 trước Công nguyên

Đáp án đúng là: A

Ấn Độ giáo ra đời vào khoảng hơn một nghìn năm trước Công nguyên. (SGK Trang 116)

Câu 7.  Dân số châu Á tăng nhanh khi nào?

A. Nửa cuối thế kỉ XVIII.                           

B. Nửa cuối thế kỉ XIX.

C. Nửa cuối thế kỉ XX.                      

C. Nửa cuối thế kỉ XXI.

Đáp án đúng là: C

Số dân châu Á tăng nhanh trong nửa cuối thế kỉ XX  (SGK Trang 115)

Câu 9. Châu lục nào trên thế giới là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn?

A. Châu Âu.

B. Châu Á.

C. Châu Mĩ.

D. Châu Đại Dương.

Đáp án đúng là: B

Châu Á là nơi ra đời bốn tôn giáo lớn trên thế giới. SGK Trang 116)

Câu 10. Dân cư châu Á thường tập trung đông ở đâu?

A. Khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Phía đông của Đông Á

B. Khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Trung Á.

C. Phía đông của Đông Á, Khu vực Trung Á và Nam Á.

D. Khu vực Đông Nam Á, Trung Á và Bắc Á.

Đáp án đúng là: A

Có những vùng tập trung rất đông như: Nam Á, Đông Nam Á và Phía đông của Đông Á (sgk trang 117)

Câu 11. Tính tỉ lệ số dân châu Á trong tổng số dân thế giới năm 2020.

Biết: Châu Á: 4641,1 triệu người

         Thế giới: 7794,8 triệu người

A. 59,5%.                      

B. 55,9%.                      

C. 58,5%.            

D. 60%.

Đáp án đúng là: A

Dân số châu Á = (4641,1 : 7794,8) x 100 = 59,5%

Câu 12. Tại sao dân cư châu Á tập trung thưa thớt ở Bắc Á?

A. Do khí hậu lạnh.                                     

B. Diện tích hoang mạc lớn.

C. Do địa hình cao.                                     

D. Kinh tế kém phát triển.

Đáp án đúng là: A

Do khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nhiệt (sgk - trang 113)

Câu 13. Hiện nay dân cư châu Á có xu hướng chuyển biến như thế nào?

A. Chuyển biến theo hướng già hóa.  

B. Mất cân bằng giới tính.

C. Chuyển biến theo hướng trẻ hóa.   

D. Chuyển biến cơ cấu dân số trẻ.

Đáp án đúng là: A

Châu Á là khu vực có cơ cấu dân số trẻ, nhưng đang chuyển biến theo hướng già hóa. (SGK - trang 115)

Câu 14. Các đô thị trên 20 triệu dân trở lên ở châu Á thường phân bố ở đâu?

A. Sâu trong nội địa.                         

B. Phía Bắc châu Á.

C. Ven biển.                                     

C. Đồng bằng.

Đáp án đúng là: C

Ven biển là nơi tập trung các đô thị trên 20 triệu dân trở lên (Bản đồ: Hình 1: Bản đồ mật độ dân số và một số đô thị lớn ở châu Á, năm 2020) - SGK trang 116

Câu 15. Tỉ lệ gia tăng dân số của Châu Á giảm đáng kể do đâu?

A. Nhu cầu xã hội thừa lao động.

B. Chính sách hạn chế gia tăng dân số.

C. Phù hợp xu thế thay đổi của thế giới.

D. Thiếu lương thực và nơi ở.

Đáp án đúng là: B

Trong những thập kỉ gần đây, nhiều nước ở châu Á ( Trung Quốc, Thái Lan…) đã thực hiện chính sách hạn chế gia tăng dân số. Nhờ đó, mức tăng dân số châu Á giảm đáng kể.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Á

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực của Châu Á

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của Châu Phi

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi

Đánh giá

0

0 đánh giá