Với giải sách bài tập Vật Lí 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong vật lí sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Vật Lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Vật Lí lớp 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong vật lí
A. Trắc nghiệm
A. Bọc kĩ các dây dẫn điện bằng vật liệu cách điện.
B. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện.
C. Sửa chữa điện khi chưa ngắt nguồn điện.
D. Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở.
E. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hệ thống đường điện và các đồ dùng điện.
F. Đến gần nhưng không tiếp xúc với các máy biến thế và lưới điện cao áp.
Lời giải:
Những hoạt động tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện:
A. Bọc kĩ các dây dẫn điện bằng vật liệu cách điện.
B. Kiểm tra mạch có điện bằng bút thử điện.
E. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hệ thống đường điện và các đồ dùng điện.
A. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như quần áo phòng hộ, mũ, găng tay, áo chì.
B. Ăn uống, trang điểm trong phòng làm việc có chứa chất phóng xạ.
C. Tẩy xạ khi bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định.
D. Đổ rác thải phóng xạ tại các khu tập trung rác thải sinh hoạt.
E. Kiểm tra sức khỏe định kì.
Lời giải:
Những hoạt động tuân thủ nguyên tắc an toàn khi làm việc với các nguồn phóng xạ:
A. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như quần áo phòng hộ, mũ, găng tay, áo chì.
C. Tẩy xạ khi bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định.
E. Kiểm tra sức khỏe định kì.
Biển báo |
Quan tâm |
Nhân viên phòng thí nghiệm |
Thiết bị y tế |
Thiết bị bảo hộ cá nhân |
Trong phòng thí nghiệm ở trường học, những rủi ro và nguy hiểm phải được cảnh báo rõ ràng bởi các (1) … Học sinh cần chú ý sự nhắc nhở của (2) … và giáo viên về các quy định an toàn. Ngoài ra, các (3) … cần phải được trang bị đầy đủ.
Lời giải:
Trong phòng thí nghiệm ở trường học, những rủi ro và nguy hiểm phải được cảnh báo rõ ràng bởi các (1) biển báo. Học sinh cần chú ý sự nhắc nhở của (2) nhân viên phòng thí nghiệm và giáo viên về các quy định an toàn. Ngoài ra, các (3) thiết bị bảo hộ cá nhân cần phải được trang bị đầy đủ.
B. Tự luận
1. Mặc áo blouse, mang bao tay, kính bảo hộ trước khi vào phòng thí nghiệm.
2. Nhờ giáo viên kiểm tra mạch điện trước khi bật nguồn.
3. Dùng tay ướt cắm điện vào nguồn điện.
4. Mang đồ ăn, thức uống vào phòng thí nghiệm.
5. Thực hiện thí nghiệm nhanh và mạnh.
6. Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định.
7. Chạy nhảy, vui đùa trong phòng thí nghiệm.
8. Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.
9. Tự ý đem đồ thí nghiệm mang về nhà luyện tập.
10. Buộc tóc gọn gàng, tránh để tóc tiếp xúc với hóa chất và dụng cụ thí nghiệm.
Lời giải:
Hoạt động nào đảm bảo an toàn khi vào phòng thí nghiệm |
Hoạt động gây nguy hiểm khi vào phòng thí nghiệm |
1. Mặc áo blouse, mang bao tay, kính bảo hộ trước khi vào phòng thí nghiệm. 2. Nhờ giáo viên kiểm tra mạch điện trước khi bật nguồn. 6. Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định. 8. Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất. 10. Buộc tóc gọn gàng, tránh để tóc tiếp xúc với hóa chất và dụng cụ thí nghiệm. |
3. Dùng tay ướt cắm điện vào nguồn điện. 4. Mang đồ ăn, thức uống vào phòng thí nghiệm. 5. Thực hiện thí nghiệm nhanh và mạnh. 7. Chạy nhảy, vui đùa trong phòng thí nghiệm. 9. Tự ý đem đồ thí nghiệm mang về nhà luyện tập.
|
Lời giải:
- Biển báo cấm: a (biển báo cấm lửa), e (biển báo cấm sử dụng nước).
- Biển báo nguy hiểm: c (biển cảnh báo nguy hiểm có điện), d (biển cảnh báo hóa chất ăn mòn), g (biển cảnh báo va chạm đầu).
- Biển thông báo: b (biển thông báo vị trí bình chữa cháy), f (biển thông báo lối thoát hiểm).
Lời giải:
Cách xử lí đúng nguyên tắc an toàn:
- Báo cho giáo viên tại phòng thí nghiệm.
- Sơ tán các bạn học sinh ở khu vực gần đó.
- Tắt quạt và đóng hết cửa sổ để tránh việc thủy ngân phát tán trong không khí.
- Người dọn dẹp phải sử dụng găng tay và khẩu trang để dọn sạch thủy ngân, tuyệt đối không được tiếp xúc với thủy ngân bằng tay trần.
Xem thêm các bài giải SBT Vật Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Khái quát về môn Vật lí
Bài 2: Vấn đề an toàn trong vật lí
Bài 3: Đơn vị và sai số trong vật lí
Lý thuyết Vấn đề an toàn trong Vật lí
Vấn đề an toàn trong nghiên cứu và học tập vật lí
Những quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập môn Vật lí
Vấn đề 1: An toàn khi làm việc với phóng xạ
- Để hạn chế những rủi ro và sự nguy hiểm do chất phóng xạ gây ra, chúng ta phải đảm bảo một số quy tắc an toàn như: giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ, tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ, đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể .
- Ngày nay, các chất phóng xạ đã được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống: sử dụng trong y học để chẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư, sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng, sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu, sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật .
Vấn đề 2: An toàn trong phòng thí nghiệm
Trong Vật lí, việc tiến hành các hoạt động học trong phòng thí nghiệm nhằm khảo sát, kiểm chứng kiến thức có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên của học sinh. Tuy nhiên, nếu những vấn đề an toàn không được đảm bảo, quá trình có thể xảy ra sự cố nguy hiểm cho học sinh.
Tổng kết: Khi nghiên cứu và học tập Vật lí, ta cần phải:
+ Hiểu được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.
+ Tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
+ Quan tâm, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
+ Trong phòng thí nghiệm ở trường học, những rủi ro và nguy hiểm phải được cảnh báo rõ ràng bởi các biển báo. Học sinh cần chú ý sự nhắc nhở của nhân viên phòng thí nghiệm và giáo viên về các quy định an toàn. Ngoài ra, các thiết bị bảo hộ cá nhân cần phải được trang bị đầy đủ.