Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tuỳ bút qua một vài biểu hiện cụ thể

3.3 K

Trả lời Câu 4 trang 61 sgk Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Thương nhớ mùa xuân giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thương nhớ mùa xuân

Câu 4. (trang 61 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tuỳ bút qua một vài biểu hiện cụ thể của văn bản Thương nhớ mùa xuân (ngôn ngữ, chi tiết, sự việc,...).

Trả lời:

Trong văn bản Thương nhớ mùa xuân, yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tuỳ bút đã được tác giả Vũ Bằng kết hợp xuất sắc thông qua một vài ngôn ngữ, chi tiết, sự việc,...cụ thể như:

+  Ngôn ngữ: Tuy sử dụng những ngôn ngữ giản dị nhưng nó rất giàu hình ảnh, giàu chất trữ tình và giàu tính biểu cảm, mang lại cảm xúc dồi dào cho người đọc.

+ Việc kết hợp nhiều phương thức kể, tả, biểu cảm vào văn bản đã giúp cho giọng điệu thơ trở nên nhịp nhàng và hài hòa hơn.

+ Cảnh vật thiên nhiên mùa xuân dưới ngòi bút nhà văn rất sinh động và đẹp, qua đó đã thể hiện được tình cảm của tác giả với quê hương và cảnh sắc nơi đó. Một số chi tiết như "Anh có thể đạp cỏ trên Hồ Gươm...anh vậy", "Thường thường, vào khoảng... cuộc sống êm đềm, thường nhật",… đã thể hiện được sự sinh động đó.

- Không chỉ sử dụng các câu kể, tả mà còn trong văn bản, tác giả cũng sử dụng nhiều câu cảm thán bộc lộ tâm tư và tình cảm của mình: "Ới ơi người em gái xõa tóc bên cửa sổ!", “Tôi yêu sông xanh, núi tím.... là vì thế”,…

Đánh giá

0

0 đánh giá