Viết đoạn văn (khoảng 9 – 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Vầng trăng và

1.1 K

Với giải Bài tập 2 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Tin yêu và ước vọng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 7: Tin yêu và ước vọng

Bài tập 2 trang 19 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 9 – 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Vầng trăng và những quầng lửa của Phạm Tiến Duật.

Trả lời:

Em có thể viết đoạn văn theo dàn ý sau đây:

- Mở đoạn: giới thiệu nhan đề (Vắng trăng và những quảng lửa), tác giả (Phạm Tiến Duật), cảm nghĩ chung về bài thơ.

- Thân đoạn: lần lượt nêu cảm nghĩ về các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, văn, thơ (tình yêu quê hương, đất nước của những người lính; khát vọng hòa bình nhịp, biện pháp tu từ, từ láy tượng thanh, tượng hình,...) và nội dung của bài và sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh,...).

– Kết đoạn: khái quát cảm nghĩ của em về bài thơ.

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

“Vầng trăng và những quầng lửa” là bài thơ hay và ấn tượng của tác giả Phạm Tiến Duật. Bài thơ được làm theo thể tự do, số tiếng, cách chia khổ linh hoạt. Bài thơ gieo vần chân, gồm cả vần liền tạo sự luyến láy và gắn kết về âm điệu giữa những dòng thơ. Bên cạnh đó là cách ngắt nhịp linh hoạt biểu đạt phong phú các cung bậc cảm xúc của nhà thơ. Cảm hứng chủ đạo đã khơi gợi mạch cảm xúc của bài thơ là sự ngợi ca tình cảm của quê hương, đất nước anh dung kiên cường vượt lên gian lao, gian khổ để giành độc lập, hòa bình. Người bộc lộ cảm xúc trong bài thơ là một người lính đang sống và chiến đấu ở chiến trường, hằng ngày, hằng giờ đối mặt với bom rơi đạn nổ. Cảm xúc của anh dành cho những đồng chí, đồng đội đang ngày đêm sống trong thiếu thốn, hiểm anh dũng đang chiến đấu để giành độc lập, hoà bình như vầng trăng vượt lên nguy nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời; dành cho đất nước gian lao, trên quầng lửa để toả sáng. Xuất hiện xuyên suốt bài thơ là hai hình ảnh vầng trăng và những quầng lửa. Việc đặt hai hình ảnh đó bên nhau thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ - Quầng lửa – hiện thân của chiến tranh tàn khốc, vầng trăng – biểu tượng cho hoà bình, cho đất nước. Hình ảnh vầng trăng vượt lên quầng lửa mọc lên cao biểu đạt tư thế, sức mạnh của đất nước trong chiến tranh.

Đánh giá

0

0 đánh giá