Lý thuyết GDCD 6 Bài 7 (Cánh diều 2024): Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

1.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 11 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD lớp 6.

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

A. Lý thuyết GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

1. Tình huống nguy hiểm từ con người

Tình huống nguy hiểm từ con người là những tình huống gây ra bởi những hành vi của con người như: trộm cắp, cướp giật, bắt nạt, xâm hại người khác,... làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội. Lý thuyết GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

2. Hậu quả của tình huống gây nguy hiểm từ con người

- Tình huống nguy hiểm từ con người gây ra những hậu quả nghiêm trọng:

+ Huỷ hoại tài sản của con người và xã hội.

+ Làm tổn hại đến tính mạng, tinh thần của các cá nhân.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

3. Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người

- Bước 1: Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm:

+ Nguy hiểm đến từ đối tượng nào?

Lý thuyết GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

+ Nguy cơ có thể gặp phải trong tình huống nguy hiểm là gì?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu không thoát khỏi tình huống nguy hiểm?

- Bước 2: Tìm kiếm phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm:

+ Hét to, kêu cứu, tìm sự hỗ trợ của người lớn.

Lý thuyết GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

+ Đánh lạc hướng đối phương.

+ Gọi điện thoại cho người thân và các cơ quan hỗ trợ khẩn cấp (111, 112, 113, 114,...).

Lý thuyết GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

+ Chạy đến chỗ đông người để thoát khỏi đối tượng gây nguy hiểm.

- Bước 3: Lựa chọn và thực hiện phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm: Bình tĩnh để có cách xử lí phù hợp trong từng tình huống nguy hiểm.

B. 11 câu trắc nghiệm GDCD 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

Câu 1: Muốn được trợ giúp, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, bạn có thể gọi đến số điện thoại khẩn cấp nào dưới đây?

A. Số 111.

B. Số 112.

C. Số 113.

D. Số 114.

Đáp án B

Số điện thoại khẩn cấp 112 là đầu số khẩn cấp khi cần cứu nạn khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn chung cho mọi tình huống và sẽ được sử dụng trên phạm vi toàn quốc (Việt Nam).

Câu 2: Khi cần hỗ trợ các vấn đề việc mang tính khẩn cấp liên quan đến an ninh trật tự, người dân có thể gọi đến số điện thoại nào dưới đây?

A. Số 111.

B. Số 112.

C. Số 113.

D. Số 114.

Đáp án C

Khi cần hỗ trợ các vấn đề việc mang tính khẩn cấp liên quan đến an ninh trật tự thì người dân có thể bấm số điện thoại 113

Câu 3: Nếu gặp phải các tính trạng như hỏa hoạn, cháy nổ, hoặc bị mắc kẹt trong những tòa nhà, thang máy,… thì bạn có thể liên hệ đến đầu số nào để được ứng cứu kịp thời.

A. Số 115.

B. Số 114.

C. Số 113.

D. Số 111.

Đáp án B

Nếu gặp phải các tính trạng như hỏa hoạn, cháy nổ, hoặc bị mắc kẹt trong những tòa nhà, thang máy, hầm mỏ… thì bạn có thể liên hệ đến đầu số 114 để được ứng cứu kịp thời.

Câu 4: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

A và N đi chăn bò ở ven rừng, bỗng phát hiện thấy vật thể lạ giống quả mìn. A và N tò mò đến gần vật lạ. A định lấy đá đập vào vật thể lạ, N lại góp ý nhặt vật thể ấy mang về báo cáo với các chú công an xã. Hai bạn tranh cãi nhau về việc nên xử lí vật thể ấy như thế nào. Chú K đi ngang qua, nghe được câu truyện của 2 bạn, chú đã kiên quyết không cho 2 bạn đến gần vật thể lạ, và gọi điện báo cáo ngay với chính quyền địa phương.

Theo em, trong tình huống trên, nhân vật nào đã hành động đúng?

A. Bạn N.

B. Bạn A.

C. Bạn N và chú K.

D. Chú K.

Đáp án D

- Trong tình huốn trên chú K là người hành động đúng.

- Bạn A sai, khi định lấy đá đập vật thể lạ => hành động đó nếu diễn ra sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của A và N.

- Suy nghĩ trình báo với các chú công an xã của bạn N là đúng nhưng ý tưởng nhặt vật thể lạ lên rồi đem về trình báo là sai => có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của chính bạn N và những người xung quanh.

Câu 5: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

L và K ở nhà trông nhà, bố mẹ hai em đã đi về quê từ chiều. Tối đến, khi đang ngủ, có người đột nhiên gõ cửa và bảo rằng bố mẹ nhờ tới nhà kiểm tra. L và K nhất định không mở cửa vì giờ này đã muộn thì hắn lao vào xô cửa khiến một bên chốt cửa lung lay như sắp bung ra. Hai bạn vì quá sợ hãi nên đã kêu cứu rất to và may mắn có bác hàng xóm sang kịp thời cứu.

Hành động kêu cứu của hai bạn L và K đã thể hiện bước làm nào trong số các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người mà em đã được học?

A. Nhận diện đối tượng gây ra nguy hiểm.

B. Tìm kiếm phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm.

C. Nhận diện nguy cơ có thể xảy ra trong tình huống nguy hiểm.

D. Đánh giá hậu quả của việc không thoát khỏi tình huống nguy hiểm.

Đáp án B

Hành động của L và K thể hiện bước làm: tìm kiếm phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về khái niệm “Tình huống nguy hiểm từ con người”?

A. Làm tổn hại, ảnh hưởng đến tinh thần của người khác.

B. Làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất của cá nhân và xã hội.

C. Là những tình huống gây ra bởi những hành vi của con người.

D. Là những tình huống xuất hiện bất ngờ do các hiện tượng tự nhiên gây nên.

Đáp án D

Tình huống nguy hiểm từ con người là những tình huống gây ra bởi những hành vi của con người làm tổn hại tính mạng, của cải vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội (SGK trang 34).

Câu 7: Đâu là Tình huống nguy hiểm từ con người?

A. Động đất.

B. Sóng thần.

C. Lũ quét.

D. Trộm cắp.

Đáp án D

- Trộm cắp là tình huống nguy hiểm từ con người?

- Động đất, sóng thần, lũ quét là tình huống nguy hiểm từ tự nhiên.

Câu 8: Đâu không phải là Tình huống nguy hiểm từ con người?

A. Bắt cóc.

B. Xâm hại tình dục.

C. Bạo lực học đường.

D. Lũ quét, sạt lở đất.

Đáp án D

- Bắt cóc, xâm hại tình duch, bạo lực học đường là tình huống nguy hiểm từ con người,

- Lũ quét, sạt lở đất là tình huống nguy hiểm từ tự nhiên.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là các bước để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người?

A. Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm.

B. Tìm kiếm phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm.

C. Lựa chọn và thực hiện phương án thoát khỏi tính huống nguy hiểm.

D. Tự nhận xét, đánh giá để tìm ra ưu – nhược điểm của bản thân.

Đáp án D

Các bước ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người là:

- Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm.

- Tìm kiếm phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm.

- Lựa chọn và thực hiện phương án thoát khỏi tính huống nguy hiểm.

Câu 10: Theo em, bạn nhỏ trong bức tranh dưới đây có nguy cơ đối mặt với tình huống nguy hiểm nào?

Trắc nghiệm GDCD 6 Cánh diều Bài 7 (có đáp án): Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người

A. Bắt cóc.

B. Bạo lực học đường.

C. Bạo lực gia đình.

D. Hỏa hoạn, cháy nổ.

Đáp án A

- Bạn nhỏ trong bức tranh minh họa có nguy cơ phải đối mặt với tình huống bắt cóc (bức tranh miêu tả: một người đàn ông lạ mặt đang du dỗ bạn nhỏ lên xe để chở tới một cửa hàng nào đó).

Câu 11: Muốn phản ánh, báo cáo về tình trạng bạo hành trẻ em, bạn có thể gọi đến số điện thoại khẩn cấp nào dưới đây?

A. Số 111.

B. Số 112.

C. Số 113.

D. Số 114.

Đánh giá

0

0 đánh giá