Với giải sách bài tập Giáo dục công dân 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 6. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Giáo dục công dân lớp 6 Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Mai đi lạc trên đường rất đông người.
B. Lâm đi học thêm về muộn và thường đi xe đạp một mình qua đường vắng.
C. Trên đường đi học về, Long và Tiến thường bị một nhóm thanh niên bắt nạt, dọa dẫm, đòi đưa tiền
D. Trời mưa, Trung bị trượt chân ngã trước cổng trường.
E. Bác N đang điều khiển xe máy thì bị cướp giật, cả người và xe ngã xuống đường.
G. Trên đoạn đường đi học tiếp giáp hai thôn, Lan và Hương hay bị nhóm con trai trêu ghẹo, sàm sỡ.
Lời giải:
Những tình huống nguy hiểm từ con người là: A, B, C, E; F
Lời giải:
- Hình 1: chạy nhảy, đuổi bắt ở cầu thang dễ dẫn đến việc bị té ngã, bị thương.
- Hình 2: Bạn bị nắt có thể sẽ bị ảnh hưởng tâm lý
- Hình 3: Quả mìn có thể phát nổ và 2 bạn sẽ gặp nguy hiểm
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
Việc làm |
Nên |
Không nên |
A. Cảnh giác với người lạ khi đi một mình trên đường |
|
|
B. Giữ bí mật khi bị người khác trêu ghẹo |
|
|
C. Đi chơi với người mới quên trên mạng |
|
|
D. Đi chơi với bạn bè ở những nơi vắng vẻ, xa nhà |
|
|
E. Gọi điện/tìm kiếm sự trợ giúp của người lớn khi cảm thấy không an toàn |
|
|
G. Kết bạn, nói chuyện nhiều với người lạ trên Facebook |
|
|
H. Ở nông thôn, nhưng đi chơi với các bạn đến 10 giờ mới về nhà |
|
|
Lời giải:
Việc làm |
Nên |
Không nên |
A. Cảnh giác với người lạ khi đi một mình trên đường |
X |
|
B. Giữ bí mật khi bị người khác trêu ghẹo |
X |
|
C. Đi chơi với người mới quên trên mạng |
X |
|
D. Đi chơi với bạn bè ở những nơi vắng vẻ, xa nhà |
X |
|
E. Gọi điện/tìm kiếm sự trợ giúp của người lớn khi cảm thấy không an toàn |
X |
|
G. Kết bạn, nói chuyện nhiều với người lạ trên Facebook |
X |
|
H. Ở nông thôn, nhưng đi chơi với các bạn đến 10 giờ mới về nhà |
X |
(Nối một cách ứng phó ở cột I với một bước ứng phó ở cột II cho phù hợp)
I |
II |
A. Hoàng nhận thấy đối tượng bắt nạt mình là học sinh lớp 8 thường hay gây gổ, đánh nhau trong trường. Đối tượng này yêu cầu Nam phải ở lại cuối buổi để “dạy bảo Nam một bài học” |
1. Chọn phương án ứng phó phù hợp |
B. Hoàng nghĩ, trong trường hợp này tốt nhất là gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm |
2. Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm |
C. Hoàng nghĩ đến cách ứng phó: hét to, kêu cứu, gọi điện thoại cho người thân, chạy đến chỗ đông người,… |
3. Liệt kê các phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm |
Lời giải:
A nối với 2
B nối với 1
C nối vơi 3
Câu 5 trang 37 SBT Giáo dục công dân 6: Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
Qua mạng xã hội Facebook, H có làm quen với một bạn nữ có nickname là em Q. Sau một thời gian nói chuyện, bạn nữ ngỏ lời rủ H đi chơi xa. Nghe lời bạn, vào một buổi sớm, nhân lúc bố mẹ còn đang ngủ, H đã trốn khỏi nhà lên taxi cùng bạn và nhắn lại gia đình là đi chơi ở thành phố.
Để có tiền đi taxi, Q đã gợi ý cho H đưa điện thoại cho mình mang đi cầm đồ. Đi được khoảng hơn 1 giờ, H cảm thấy bất an, muốn về, nhưng Q nói đi cố thêm 20km nữa đến một nơi khác để Q đòi tiền một người quen và sẽ chuộc lại điện thoại. H đành nghe theo Q. Tuy nhiên, do ngủ quên trên xe nên H không nhìn đường. Lúc tỉnh dậy, H mới biết mình đang ở một tỉnh khác cách xa nhà.
Sau khi biết con gái đi khỏi nhà mà không liên lạc được, bố mẹ H đã trình báo chính quyền địa phương, đồng thời đăng tải thông tin tìm kiến H lên mạng Facebook để nhờ cộng đồng tìm kiếm, giúp đỡ nhưng đến tận 3 ngày sau vẫn không có một tin tức gì hồi đáp.
Đến khoảng 23h ngày 17/9, bố của H bất ngờ nhận được cuộc điện thoại từ công an tỉnh khác (cách nhà H gần 200km) thông báo tìm thấy H cùng với kẻ lừa đảo là Q. Nhận được tin báo, gia đình H đã ngay lập tức đi đón con gái. Gặp bố cùng anh trai, H khóc mãi.
a. Trong câu chuyện trên, tình huống mà H đã trải qua có mối nguy hiểm như thế nào?
b. Theo em, học sinh cần tránh điều gì qua tình huống trên?
Lời giải:
Yêu cầu a) Trong câu chuyện trên, tình huống mà H đã trải qua có mối nguy hiểm rất lớn, đó là:
+ Bị đối tượng xấu lừa gạt, bắt cóc
+ Bị đối tượng xấu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản (điện thoại)
Yêu cầu b) Theo em, qua tình huống trên, học sinh cần:
+ Tránh kết bạn, trò chuyện với người lạ qua mạng xã hội.
+ Không đi chơi với người lạ.
+ Không đi chơi khi chưa có sự đồng ý của bố mẹ.
+ Không nên mang theo bên người nhiều tài sản có giá trị lớn.
a. Mối nguy hiểm nào Phương có thể gặp phải trong tình huống trên?
b. Nếu là Phương, em sẽ ứng phó như thế nào?
Lời giải:
Yêu cầu a) Mối nguy hiểm mà Phương có thể sẽ gặp phải trong tình huống trên là sẽ bị người đàn ông đó sàm sỡ, quấy rối trong thang máy.
Yêu cầu b)
- Nếu là Phương, em sẽ nhanh chóng bấm thang máy dừng ở tầng tiếp theo và ra khỏi đó.
- Sau khi ra khỏi thang máy, em sẽ nhanh chóng di chuyển đến chỗ đông người qua lại; nếu người đàn ông vẫn đi theo, em sẽ tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.
Theo em, Vũ phải lựa chọn cách xử lí nào sau đây?
A. Im lặng, lấy tiền của bố mẹ để làm theo yêu cầu của bọn bắt nạt.
B. Nói với cô giáo và bố mẹ về trường hợp của mình.
C. Lẳng lặng không nghe lời bọn chúng, nhưng cũng không nói với ai.
Lời giải:
Chọn đáp án B
Vũ nên lựa chọn cách xử lí là: Nói với cô giáo và bố mẹ về trường hợp của mình.
Câu 8 trang 38 SBT Giáo dục công dân 6: Em nên làm gì trong các tình huống sau đây?
A. Khi phát hiện mình đang bị theo dõi.
B. Khi bị một người lạ túm chặt không cho đi.
C. Khi có người lạ nhận là bạn thân của bố, mẹ hoặc họ hàng với mình khi em đang ở nhà một mình.
D. Khi có ai đó đe dọa em hoặc người thân của em trên mạng.
E. Đang đợi thang máy thì có một số người lạ xuất hiện rủ đi chơi, em có nên đi cùng họ không?
Lời giải:
- Tình huống a. Khi phát hiện mình đang bị theo dõi.
=> Em sẽ tìm sự trợ giúp của những người xung quanh hoặc tìm cách cắt đuôi người đó bằng cách vào một nơi an toàn gần nhất (ví dụ: Đồn công an, siêu thị,…)
- Tình huống b. Khi bị một người lạ túm chặt không cho đi.
=> Em sẽ hét lớn lên để tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người gần đó
- Tình huống c. Khi có người lạ nhận là bạn thân của bố, mẹ hoặc họ hàng với mình khi em đang ở nhà một mình.
=> Em sẽ không cho người đó vào nhà, hẹn người đó quay lại khi bố mẹ đi làm về; đồng thời nhanh chóng liên lạc với bố mẹ để báo tình hình.
- Tình huống d. Khi có ai đó đe dọa em hoặc người thân của em trên mạng.
=> Em sẽ báo với bố mẹ để nhận được sự giúp đỡ.
- Tình huống e. Đang đợi thang máy thì có một số người lạ xuất hiện rủ đi chơi, em có nên đi cùng họ không?
=> Em sẽ từ chối lời mời đó, đồng thời: bấm thang máy dừng ngay ở tầng tiếp theo, nhanh chóng di chuyển đến chỗ đông người qua lại.
Lý thuyết Bài 7: Ứng phó với các tình huống nguy hiểm từ con người
1. Tình huống nguy hiểm từ con người
- Tình huống nguy hiểm từ con người là những tình huống gây ra bởi những hành vi của con người như: trộm cắp, cướp giật, bắt nạt, xâm hại người khác,... làm tổn hại đến tính mạng, của cải vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội.
2. Hậu quả của tình huống gây nguy hiểm từ con người
- Tình huống nguy hiểm từ con người gây ra những hậu quả nghiêm trọng:
+ Huỷ hoại tài sản của con người và xã hội.
+ Làm tổn hại đến tính mạng, tinh thần của các cá nhân.
3. Ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người
- Bước 1: Nhận diện, đánh giá tình huống nguy hiểm:
+ Nguy hiểm đến từ đối tượng nào?
+ Nguy cơ có thể gặp phải trong tình huống nguy hiểm là gì?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu không thoát khỏi tình huống nguy hiểm?
- Bước 2: Tìm kiếm phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm:
+ Hét to, kêu cứu, tìm sự hỗ trợ của người lớn.
+ Đánh lạc hướng đối phương.
+ Gọi điện thoại cho người thân và các cơ quan hỗ trợ khẩn cấp (111, 112, 113, 114,...).
+ Chạy đến chỗ đông người để thoát khỏi đối tượng gây nguy hiểm.
- Bước 3: Lựa chọn và thực hiện phương án thoát khỏi tình huống nguy hiểm: Bình tĩnh để có cách xử lí phù hợp trong từng tình huống nguy hiểm.