Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 5 (Chân trời sáng tạo 2024): Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình

3.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 6 Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ lớp 6.

Công nghệ lớp 6 Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình

A. Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình

• Nội dung chính

- Vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm.

- Phương pháp bảo quản, chế biến thực phẩm phổ biến.

- Chế biến món ăn không sử dụng nhiệt.

- Chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm.

1. Bảo quản thực phẩm

1.1. Vai trò, ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm

- Tác hại của thực phẩm bị hư hỏng:

+ Giảm giá trị dinh dưỡng.

+ Gây ngộ độc hoặc gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

- Vai trò của bảo quản thực phẩm:

+ Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây hại.

+ Làm chậm quá trình hư hỏng thực phẩm.

- Ý nghĩa của bảo quản thực phẩm:

+ Tạo nên nhiều thực phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài.

+ Làm tăng tính đa dạng của thực phẩm.

+ Tạo thuận tiện trong chế biến và sử dụng.

1.2. Phương pháp bảo quản thực phẩm

- Môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây hại phát triển là: thực phẩm chứ nhiều chất dinh dưỡng và có độ ẩm cao.

- Môi trường hạn chế vi sinh vật hoạt động là: nhiệt độ thấp, nhiều muối, đường, ...

- Một số phương pháp bảo quản thực phẩm:

+ Phơi khô hoặc sấy khô

+ Ướp lạnh, cấp đông

+ Ngâm giấm, ngâm đường.

+ Ướp muối, muối chua

+ Hút chân không

2. Chế biến thực phẩm

2.1. Vai trò và ý nghĩa của việc chế biến thực phẩm

- Vai trò:

+ Thực phẩm chín mềm

+ Dễ tiêu hóa

+ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

- Ý nghĩa:

+ Tăng tính đa dạng của món ăn

+ Làm phong phú bữa ăn.

2.2. Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

a. Trộn hỗn hợp thực phẩm

- Là trộn các nguyên liệu thực phẩm với hỗm hợp nước trộn, tạo món ăn có hương vị đặc trưng.

- Các loại hỗn hợp nước trộn: dầu giấm, nước mắm chua ngọt.

- Các loại xốt: xốt dầu trứng, xốt vừng rang.

- Quy trình trộn:

+ Bước 1. Sơ chế nguyên liệu

+ Bước 2. Chế biến món ăn

+ Bước 3. Trình bày món ăn

b. Ngâm chua thực phẩm

- Là ngâm thực phẩm vào hỗn hợp nước ngâm một thời gian để thực phẩm lên menvi sinh vật hoặc thấm hỗn hợp nước ngâm.

- Hỗn hợp nước ngâm: nước muối, giấm đường.

- Quy trình ngâm chua:

+ Bước 1. Sơ chế nguyên liệu

+ Bước 2. Chế biến món ăn

+ Bước 3. Trình bày món ăn

2.3. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

a. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước

- Luộc:

+ Là làm chín mềm thực phẩm tỏng môi trường nhiều nước với thời gian thích hợp.

+ Luộc thực phẩm động vật lâu hơn thực phẩm thực vật.

- Nấu:

+ Là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước, có nêm gia vị vừa ăn.

+ Thực phẩm chín mềm hơn món luộc.

- Kho:

+ Là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà.

+ Thường sử dụng thực phẩm động vật.

b. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo

- Rán: là làm chín thực phẩm với lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa.

- Xào: là làm chín thực phẩm với lượng chất béo vừa phải, đun với lửa to trong thời gian ngắn.

- Rang: là làm chín thực phẩm với lượng chất béo rất ít, đun với lửa vừa.

c. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước và bằng nguồn nhiệt trực tiếp.

- Hấp và chưng: là làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước.

- Nướng: là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt.

3. Thực hành chế biến món ăn không sử dụng nhiệt

3.1. Quy trình chung

+ Bước 1. Sơ chế nguyên liệu

+ Bước 2. Chế biến món ăn

+ Bước 3. Trình bày món ăn

3.2. Yêu cầu kĩ thuật

- Món ăn ráo nước, có độ giòn và không bị nát.

- Có mùi thơm đặc trưng của các nguyên liệu.

- Có màu sắc đặc trưng của từng nguyên liệu

- Vị vừa ăn.

3.3. Các bước chế biến

Quy trình chế biến món nộm dưa chuột, cà rốt

* Sơ chế nguyên liệu:

1. Nhặt rửa các nguyên liệu

2. Cắt, thái từng loại nguyên liệu

3. Ngâm nước muối

* Chế biến món ăn

4. Pha hỗn hợp nước mắm trộn nộm

5. Trộn cà rốt, dưa chuột với nước mắm trộn nộm.

* Trình bày món ăn

6. Đặt nộm ra đĩa

7. Trình bày kèm nước mắm

                             

B. 15 câu trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình

Câu 1. Quy trình thực hiện món trộn là:

A. Sơ chế nguyên liệu → Chế biến món ăn → Trình bày món ăn.

B. Sơ chế nguyên liệu → Trình bày món ăn → Chế biến món ăn

C. Chế biến món ăn → Sơ chế nguyên liệu → Trình bày món ăn

D. Chế biến món ăn → Trình bày món ăn → Sơ chế nguyên liệu

Đáp án: A

Giải thích:

Vì: Quy trình trộn hỗn hợp thực phẩm gồm:

+ Bước 1: Sơ chế nguyên liệu.

+ Bước 2: Chế biến món ăn

+ Bước 3: Trình bày món ăn

Câu 2. Quy trình ngâm chua thực phẩm gồm mấy bước?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Vì: Quy trình ngâm chua thực phẩm là:

+ Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

+ Bước 2: Chế biến món ăn

+ Bước 3: Trình bày món ăn

Câu 3. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt được chia làm mấy loại?

A. 1               

B. 2

C. 3               

D. 4

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: đó là:

+ Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước.

+ Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo.

+ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước.

+ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng nguồn nhiệt trực tiếp.

Câu 4. Có mấy phương pháp làm chín thực phẩm trong nước?

A. 4               

B. 3

C. 2               

D. 1

Đáp án: B

Giải thích:

Vì: các phương pháp làm chín thực phẩm trong nước là:

+ Luộc

+ Nấu

+ Kho

Câu 5. Làm chín thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà là phương pháp:

A. Luộc               

B. Nấu

C. Kho                 

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Giải thích:

Vì:

+ Luộc là làm chín mềm thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian thích hợp.

+ Nấu là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước, có nêm gia vị vừa ăn.

Câu 6. Có mấy phương pháp bảo quản thực phẩm?

A. 1           

B. 2

C. 3           

D. Rất nhiều

Đáp án: D

Giải thích:

Vì: ví dụ như: Phơi khô, ướp đá, ướp muối, muối chua, ….

Câu 7. Căn cứ vào đâu để lựa chọn phương pháp bảo quản?

A. Căn cứ vào loại thực phẩm.

B. Căn cứ điều kiện bảo quản

C. Căn cứ vào loại thực phẩm và điều kiện bảo quản.

D. Không có căn cứ

Đáp án: C

Giải thích:

Vì: Tùy từng loại thực phẩm và điều kiện bảo quản mà người sử dụng có thể lựa chọn phương pháp bảo quản phù hợp.

Câu 8. Người ta chia việc chế biến thực phẩm thành mấy phương pháp chính?  

A. 1         

B. 2

C. 3         

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Vì: đó là:

+ Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.

+ Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.

Câu 9. Đối với phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt, người ta phân làm mấy phương pháp chế biến?

A. 1             

B. 2

C. 3             

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Vì: chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt gồm:

+ Phương pháp trộn

+ Phương pháp ngâm chua

Câu 10. Quy trình trộn hỗn hợp thực phẩm gồm mấy bước?

A. 1             

B. 2

C. 3             

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Vì: Quy trình trộn hỗn hợp thực phẩm gồm:

+ Bước 1: Sơ chế nguyên liệu.

+ Bước 2: Chế biến món ăn

+ Bước 3: Trình bày món ăn

Câu 11. Có mấy phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo?

A. 1             

B. 2

C. 3             

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Vì: Các phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo là:

+ Rán

+ Xào

+ Rang

Câu 12. Phương pháp chế biến thực phẩm nào làm chín thực phẩm với lượng chất béo rất nhiều?

A. Rán                 

B. Xào

C. Rang               

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

Vì:

+ Xào: làm chín thực phẩm trong lượng chất béo vừa phải.

+ Rang: làm chín thực phẩm trong lượng chất béo rất ít.

Câu 13. Có mấy cách làm chín thực phẩm bằng hơi nước?

A. 1                   

B. 2

C. 3                   

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Vì: Làm chín thực phẩm bằng hơi nước gồm: hấp và chưng.

Câu 14. Phương pháp nào sau đây là làm chín thực phẩm trong chất béo?

A. Luộc             

B. Rán

C. Kho               

D. Nấu

Đáp án: B

Giải thích:

Vì: Luộc, Kho, Nấu thuộc phương pháp chế biến thực phẩm trong nước.

Câu 15. Phương pháp nào sau đây làm chín thực phẩm trong nước?

A. Luộc             

B. Rán

C. Xào               

D. Rang

Đáp án: A

Giải thích:

Vì: Rán, Xào, Rang thuộc phương pháp chế biến thực phẩm trong chất béo.
Đánh giá

0

0 đánh giá