Với giải sách bài tập Lịch sử & Địa lí 8 Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử & Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử & Địa lí 8 Bài 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
Câu 1 trang 49 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Lựa chọn đáp án đúng.
a) trang 49 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/thành phố nào?
A. Tỉnh Quảng Trị. B. Thành phố Đà Nẵng.
C. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. D. Tỉnh Bình Thuận.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
b) trang 49 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh/thành phố nào?
A. Thành phố Hải Phòng. B. Tỉnh Quảng Ninh.
C. Tỉnh Khánh Hoà. D. Tỉnh Kiên Giang.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
c) trang 49 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Thành phố đảo duy nhất ở nước ta là
A. Vân Đồn. B. Lý Sơn. C. Côn Đảo. D. Phú Quốc.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 2 trang 49 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Hoàn thành bảng theo mẫu sau:
CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ ĐẢO Ở VIỆT NAM NĂM 2022
Đơn vị |
Diện tích đất nổi (km²) |
Trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
Huyện Vân Đồn |
||
Huyện Cô Tô |
||
Huyện Cát Hải |
||
Huyện Bạch Long Vĩ |
||
Huyện Cồn Cỏ |
||
Huyện Hoàng Sa |
||
Huyện Lý Sơn |
||
Huyện Trường Sa |
||
Huyện Phú Quý |
||
Huyện Côn Đảo |
||
Huyện Kiên Hải |
||
Thành phố Phú Quốc |
Trả lời:
CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ ĐẢO Ở VIỆT NAM NĂM 2022
Đơn vị |
Diện tích đất nổi (km²) |
Trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương |
Huyện Vân Đồn |
551,30 |
Tỉnh Quảng Ninh |
Huyện Cô Tô |
46,20 |
Tỉnh Quảng Ninh |
Huyện Cát Hải |
345,00 |
Thành phố Hải Phòng |
Huyện Bạch Long Vĩ |
2,50 |
Thành phố Hải Phòng |
Huyện Cồn Cỏ |
2,50 |
Tỉnh Quảng Trị |
Huyện Hoàng Sa |
305,00 |
Thành phố Đà Nẵng |
Huyện Lý Sơn |
9,97 |
Tỉnh Quảng Ngãi |
Huyện Trường Sa |
496,00 |
Tỉnh Khánh Hoà |
Huyện Phú Quý |
16,00 |
Tỉnh Bình Thuận |
Huyện Côn Đảo |
75,15 |
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Huyện Kiên Hải |
30,00 |
Tỉnh Kiên Giang |
Thành phố Phú Quốc |
589,23 |
Tỉnh Kiên Giang |
Trả lời:
- Một số loài hải sản ở vùng biển nước ta có giá trị xuất khẩu cao: cá ngừ đại dương, bào ngư, tôm hùm, cua hoàng đế,...
Trả lời:
- Một số biện pháp để từng bước cải thiện chất lượng môi trường biển đảo ở nước ta:
+ Giáo dục, tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường biển đảo.
+ Hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trường.
+ Quan trắc – cảnh báo môi trường biển, đảo kịp thời, chính xác.
+ Sử dụng hiệu quả, hợp lí, tiết kiệm tài nguyên biển đảo.
Trả lời:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 – a), d), g), h), k), L)
2 – b), c), e), i), m)
Câu 6 trang 51 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Lựa chọn đáp án đúng
A. Sớm nhận thức được vai trò của biển, đảo.
B. Những bằng chứng khảo cổ học được tìm thấy.
C. Ca dao, tục ngữ phản ánh về biển.
D. Mở rộng khai phá các vùng đất mới.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
A. Xây dựng hệ thống phòng thủ ven biển.
B. Cảng biển Vân Đồn được xây dựng.
C. Đô thị cổ ra đời ở nhiều nơi.
D. Trống đồng, thạp đồng có hoa văn hình thuyền.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
A. Vân Đồn (Quảng Ninh). B. Hội An (Đà Nẵng).
C. Óc Eo (An Giang). D. Hội Triều (Thanh Hoá).
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Phù Nam. D. Chăm-pa.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
A. Vân Đồn (Quảng Ninh). B. Óc Eo (An Giang).
C. Phú Quốc (Kiên Giang). D. Tân Châu (Bình Định).
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
khai thác châu Âu Côn Lôn hướng ra biển Phú Quốc
khai thác sản vật đo đạc thuỷ trình phòng thủ cắm cờ
Các thế kỉ XVI - XVII, tuy đất nước bị chia cắt do các cuộc xung đột kéo dài song các cảng thị, đô thị cổ ở Đàng Ngoài và Đàng Trong đều (1)........., mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và cả các nước (2).........
Nhờ chính sách khai hoang của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, các đảo như (3).......... (Bà Rịa - Vũng Tàu), (4).......... (Kiên Giang),.. đều có cư dân đến khai phá, lập nghiệp. Bên cạnh đó, các chúa Nguyễn còn xây dựng thành luỹ, bố trí (5)............ ở ven biển, thành lập các đội quân vừa (6)............, vừa canh giữ, quản lí biển đảo. Tiếp đó, triều Tây Sơn cũng luôn quan tâm đến việc duy trì, tổ chức việc khai thác và thực hiện chủ quyền biển đảo. Từ năm 1802 đến năm 1884, các vua triều Nguyễn tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, (7)............, vẽ bản đồ và (8)………… để khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.
Trả lời:
Các thế kỉ XVI - XVII, tuy đất nước bị chia cắt do các cuộc xung đột kéo dài song các cảng thị, đô thị cổ ở Đàng Ngoài và Đàng Trong đều (1) hướng ra biển, mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và cả các nước (2) châu Âu.
Nhờ chính sách khai hoang của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, các đảo như (3) Côn Lôn (Bà Rịa - Vũng Tàu), (4) Phú Quốc (Kiên Giang),.. đều có cư dân đến khai phá, lập nghiệp. Bên cạnh đó, các chúa Nguyễn còn xây dựng thành luỹ, bố trí (5) phòng thủ ở ven biển, thành lập các đội quân vừa (6) khai thác sản vật, vừa canh giữ, quản lí biển đảo. Tiếp đó, triều Tây Sơn cũng luôn quan tâm đến việc duy trì, tổ chức việc khai thác và thực hiện chủ quyền biển đảo. Từ năm 1802 đến năm 1884, các vua triều Nguyễn tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, (7) đo đạc thuỷ trình, vẽ bản đồ và (8) cắm cờ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.
Trả lời:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 – b), c) |
2 – k) |
3 – d),e),g) |
4 – h) |
5 – l) |
6 – a) |
“Trong nửa đầu thế kỉ XIX, các vua Nguyễn đã củng cố nền thống nhất quốc gia nước Đại Nam, thực hiện nền hành chính mới quy củ trên toàn bộ đất nước từ Bắc vào Nam, kể cả các vùng hải phận, đảo gần, đảo xa”.
“Thời vua Minh Mạng, triều đình cho đắp trường thành ở Quảng Bình, xây Hải Vân quan ở đèo Hải Vân, pháo đài ở những nơi ven biển xung yếu như Thuận An, Tư Dung,
“Vua Gia Long sai Phạm Văn Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng Sa thăm dò, đo đạc thuỷ trình năm 1815” (Mộc bản Triều Nguyễn)
Năm 1816, vua Gia Long đã ra lệnh cho đội Hoàng Sa và thuỷ quân của triều đình ra thăm dò, đo đạc thuỷ trình và cắm cờ trên đảo Hoàng Sa để biểu tượng cho chủ quyền của Việt Nam. (Quốc sử quán Triều Nguyễn)
Trả lời:
- Nhận xét:
+ Các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.
+ Các hoạt động khai phá, xác lập, thực thi chủ quyền biển đảo của các thế hệ đi trước là sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay.
Trả lời:
(*) Bài viết tham khảo:
Biển đảo là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Quá trình khai thác và xác lập quyền, chủ quyền biển đảo đã được cha ông ta nối tiếp nhau thực hiện qua hàng ngàn năm lịch sử. Việc bảo vệ chủ quyền biển đảo luôn là trách nhiệm lớn lao trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao nhiêu người con đất Việt đã ngã xuống để giữ vững biển trời, giữ màu xanh yêu thương của biển. Không chỉ là các chiến sỹ hải quân mà cả ngư dân, những con người lao động bình dị ấy cũng là những tấm gương sáng về tinh thần dân tộc. Họ đã dũng cảm vươn khơi bám biển, bám trụ với các ngư trường truyền thống cha ông để làm ăn và cũng để bảo vệ chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc.
Trong bối cảnh hiện nay, khó khăn lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông. Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta cần bình tĩnh, khôn khéo để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Mỗi người dân Việt hãy luôn tự hào, hãy luôn cố gắng gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng những việc làm thiết thực, phù hợp, ví dụ như: cách học tập tốt, lao động tốt, trở thành một người công dân tốt để cống hiến tài, đức của mình góp phần xây dựng cho đất nước ngày càng giàu, mạnh hơn. Hãy cùng chung tay ủng hộ sức người sức của, hướng triệu trái tim về biển đảo để lắng nghe: “Tổ Quốc gọi tên mình”.
Trả lời:
(*) Sản phẩm tham khảo:
- Em lựa chọn vẽ bức tranh này, vì:
+ Các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.
+ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển. Việt Nam đã kí kết Công ước này và được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới trong quá trình đấu tranh nhằm thực thi Công ước trên Biển Đông.
Xem thêm lời giải Sách bài tập Lịch sử & Địa lý lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
Lý thuyết Địa Lí 8 Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông
1. Vị trí, phạm vi các vùng biển và hải đảo Việt Nam
- Theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, vùng biển Việt Nam trong Biển Đông bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
- Diện tích vùng biển của Việt Nam trên Biển Đông gấp hơn ba lần diện tích phần đất liền và có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Một số đảo và quần đảo của nước ta được tổ chức thành các đơn vị hành chính cấp huyện.
2. Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam
a) Đặc điểm môi trường vùng biển đảo
- Chất lượng môi trường nước biển đa dạng và khá tốt, đáp ứng Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành, nhất là hệ sinh thái rừng ngập mặn và rạn san hô.
- Tuy nhiên, chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái, với tình trạng ô nhiễm ven bờ, tăng lượng rác và chất thải trên biển, và giảm số lượng một số loài hải sản và hệ sinh thái.
- Gần đây, đã có những biện pháp cụ thể để cải thiện chất lượng môi trường biển và hải đảo, như bảo vệ và trồng rừng ngập mặn, bảo vệ rạn san hô và giảm ô nhiễm ven bờ.
b) Tài nguyên vùng biển đảo
- Vùng biển và hải đảo của nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, đặc biệt là nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao.
- Mỗi năm, có thể khai thác hàng triệu tấn cá, tôm, mực,... ở vùng biển Việt Nam. Bên cạnh đó, nuôi trồng thuỷ sản cũng rất phát triển trên các vũng vịnh, đầm phá ven biển.
- Biển Việt Nam cung cấp muối và các khoáng sản như dầu mỏ, khí tự nhiên, cát thuỷ tinh, ti-tan... cho phát triển các ngành công nghiệp.
- Tài nguyên du lịch biển Việt Nam đa dạng và đặc sắc, bao gồm các bãi biển, vịnh biển, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển hấp dẫn khách du lịch.
3. Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo
Biển đảo có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai.
a) Đối với phát triển kinh tế
- Thuận lợi: Tài nguyên biển đa dạng, vị trí gần tuyến hàng hải, nhiều cảng nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển, nhiều điều kiện để phát triển du lịch biển đảo.
- Khó khăn: Thiên tai, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển đảo. Cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ và đồng bộ.
b) Đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
- Thuận lợi:
+ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lí để bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp trên biển.
+ Việt Nam xây dựng hệ thống luật để bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp trên Biển Đông.
+ Việt Nam tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông và kí thoả thuận với các nước láng giềng.
- Khó khăn:
+ Tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia gây tranh chấp và ảnh hưởng đến an ninh trên Biển Đông.
+ Giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình.
4. Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam
- Thuận lợi: Việt Nam sử dụng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và các luật và pháp luật tương tự để bảo vệ chủ quyền và quyền lợi trên Biển Đông, và đang tham gia tích cực xây dựng các thoả thuận và hiệp định hợp tác trên biển với các nước láng giềng.
- Khó khăn: Tranh chấp biển đảo giữa các quốc gia ảnh hưởng đến an ninh trên Biển Đông, đòi hỏi phải giải quyết bằng các biện pháp hoà bình.
- Thời tiền sử Các bộ lạc Việt cổ đã sinh sống ở các hang động ven biển từ bắc vào nam, có hoạt động đánh bắt hải sản và giao lưu kinh tế, văn hoá trong khu vực.
- Thời kì từ VII TCN đến X:
+ Các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập (Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam).
+ Văn hoá Đông Sơn phát triển với các trống đồng và thạp đồng trang trí hình thuyền.
+ Người Việt Bắc thuộc đấu tranh giành độc lập và thực thi chủ quyền qua khai thác biển đảo.
+ Vương quốc Chăm-pa và Óc Eo (An Giang) là những điểm thu hút thương nhân nước ngoài trong giao thương.
- Thế kỉ X đến thế kỉ XV, biển trở thành tuyến đường giao thông thuỷ quan trọng kết nối Đại Việt và các nước xung quanh.
- Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX
+ Các cảng thị, đô thị cổ ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong hướng ra biển, thúc đẩy việc mở rộng giao thương với các nước châu Âu.
+ Trong 60 năm của thế kỉ XVI, chính quyền chúa Nguyễn khuyến khích khai khẩn vùng đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đến sự khai phá và lập nghiệp trên các đảo như Côn Lôn, Phú Quốc.
+ Các chúa Nguyễn tổ chức việc khai phá đất đai, xây dựng thành trì và bố trí việc phòng thủ ở ven biển, thành lập các đội quân canh giữ biển đảo. Họ cũng tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để khai thác sản vật và quản lí biển đảo.
+ Triều Tây Sơn tiếp nối công việc này và quan tâm đến việc duy trì, tổ chức khai thác quần đảo Hoàng Sa, thực hiện chủ quyền đối với biển đảo.
- Từ năm 1802 đến năm 1884:
+ Các vua triều Nguyễn củng cố chủ quyền biển đảo bằng khảo sát, khai thác, vẽ bản đồ và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa.
- Từ năm 1884 đến năm 1945:
+ Pháp tiếp tục thực thi chủ quyền trên Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Từ năm 1945 đến nay:
+ Nhà nước Việt Nam tiếp tục đấu tranh để thực thi chủ quyền biển đảo, quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.