Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 4 (Cánh diều 2023): Khoáng sản Việt Nam

2.6 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 8 Bài 4: Khoáng sản Việt Nam sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 8.

Địa Lí 8 Bài 4: Khoáng sản Việt Nam

A. Lý thuyết Địa Lí 8 Bài 4: Khoáng sản Việt Nam

I. Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản

- Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú.

- Phát hiện được trên 5.000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau.

- Các loại khoáng sản năng lượng như than, dầu mỏ, khí tự nhiên; khoáng sản kim loại như sắt, đồng, bô-xit; khoáng sản phi kim loại như a-pa-tit, đá vôi, sét, cao lanh,...

- Phần lớn các mỏ khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ, tuy nhiên một số loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao.

- Nguồn tài nguyên khoáng sản được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế và tạo mặt hàng xuất khẩu.

- Nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng là kết quả của lịch sử phát triển địa chất lâu dài, phức tạp và do vị trí địa lí nước ta nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải.

II. Đặc điểm phân bố tài nguyên khoáng sản

- Khoáng sản phân bố rộng khắp ở Việt Nam, nhưng có một số loại tập trung ở một số khu vực.

- Một số ví dụ về phân bố khoáng sản ở Việt Nam là: than đá ở Quảng Ninh, than nâu ở đồng bằng sông Hồng, dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa phía nam, bô-xit ở Tây Nguyên, a-pa-tit ở Lào Cai và đá vôi ở vùng đồi núi phía bắc và Bắc Trung Bộ.

- Sự phân bố khoáng sản ở Việt Nam liên quan đến các hoạt động địa chất nội sinh và ngoại sinh, và các khoáng sản nội sinh thường tập trung ở các đứt gãy sâu trong đất, trong khi các khoáng sản ngoại sinh thường tập trung ở các vùng biển nông, thềm lục địa hoặc vùng trũng nội địa.

III. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

- Quá trình hình thành khoáng sản đòi hỏi hàng triệu năm.

- Khoáng sản có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

- Nước ta đã tiến hành thăm dò và khai thác nhiều mỏ khoáng sản.

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 3 (Cánh diều): Khoáng sản Việt Nam (ảnh 1)

- Việc khai thác và sử dụng khoáng sản chưa hợp lí, gây lãng phí và ảnh hưởng tới môi trường và sự phát triển bền vững.

- Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa quan trọng.

- Để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên khoáng sản, chúng ta cần

+  Thực hiện nghiêm Luật Khoáng sản của Việt Nam.

+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác khoáng sản để tránh tình trạng thất thoát.

+ Sử dụng khoáng sản tiết kiệm để đảm bảo lợi ích lâu dài của đất nước.

+ Quản lí trữ lượng và sản lượng khai thác.

+ Sử dụng công nghệ khai thác tiên tiến để tránh tình trạng làm ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả khai thác.

B. 10 câu trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 4: Khoáng sản Việt Nam

Câu 1: Dầu mỏ và khí đốt phân bố chủ yếu ở

A. Các đồng bằng

B. Bắc Trung Bộ

C. Việt Bắc

D. Thềm lục địa các tỉnh phía Nam

Đáp án đúng: D

Câu 2: Khoáng sản là tài nguyên:

A. Là tài nguyên vô tận

B. Là tài nguyên có thể tái tạo được.

C. Là tài nguyên không thể phục hồi

D. Là tài nguyên không cần sử dụng hợp lý.

Đáp án đúng: C

Giải thích: Khoáng sản là nguồn tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng hay thể khí, hiện tại hoặc sau này có thể được khai thác. Khoáng sản có thể bị cạn kiệt và không thể phục hồi.

Câu 3: Nguyên nhân nào không khiến chúng ta khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản?

A. Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi được

B. Một số khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt

C. Khai thác sử dụng còn lãng phí

D. Tài nguyên khoáng sản nước ta nghèo nàn

Đáp án đúng: D

Câu 4: Mỏ Apatit tập trung chủ yếu ở

A. Cao Bằng

B. Bắc Giang

C. Lào Cai

D. Thái Nguyên

Đáp án đúng: C

Câu 5: Tại sao nước ta giàu có về tài nguyên khoáng sản?

A.Tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, ấm và kín

B. Trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương

C. Trên đường di lưu, di cư và đường hàng hải quốc tế

D. Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới.

Đáp án đúng: B

Giải thích: Việt Nam có sự phát triển, lịch sử hình thành lãnh thổ qua hàng trăm năm, cấu trúc địa chất phức tạp. Nước ta lại nằm khu vực vành đai sinh khoáng châu Á - Thái Bình Dương. Bởi vậy Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản.

Câu 6: Đến nay, số lượng khoáng sản mà ngành địa chất đã thăm dò, phát hiện được ở Việt Nam là

A. 80 loại

B. 60 loại

C. 50 loại

D. 40 loại

Đáp án đúng: B

Giải thích: Đến nay, nước ta có hơn 5.000 điểm quặng, và được phát hiện trên 60 loại khoáng sản đã được điều tra, đánh giá. Trong những năm gần đây, trên cơ sở điều tra, đánh giá có hệ thống đã làm rõ hơn một số loại khoáng sản làm cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khai thác - chế biến như: titan, apatit, bauxit, đất hiếm, cát trắng, than, urani, đá ốp lát, …

Câu 7: Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở Việt Nam:

A. Vàng, kim cương, dầu mỏ.

B. Dầu khí, than, sắt, uranium.

C. Than, dầu khí, apatit, đá vôi.

D. Đất hiếm, sắt, than, đồng.

Đáp án đúng: C

Câu 8: Than phân bố chủ yếu ở

A. Đông Bắc

B. Đông Nam Bộ

C. Tây Nguyên

D. Tây Bắc

Đáp án đúng: A

Giải thích: Nước ta có nguồn khoáng sản đã dạng, phong phú. Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn đó là than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit (quặng nhôm). Than là nguồn tài nguyên quý của nước ta. Than phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc và nhiều nhất là Quảng Ninh. 

Câu 9: Bôxit phân bố chủ yếu ở

A. Tây Bắc

B. Tây Nguyên

C. Đồng bằng sông Hồng

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáp án đúng: B

Câu 10: Việc khai thác và sử dụng còn chưa hợp lí đem lại hậu quả gì?

A. Gây lãng phí

B. Ảnh hưởng xấu đến môi trường và phát triển bền vững

C. Một số loại khoáng sản bị khai thác quá mức dẫn tới nguy cơ cạn kiệt

D. Tất cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Giải thích: Việc khai thác và sử dụng còn chưa hợp lí khoáng sản đem lại hậu quả như: Gây lãng phí nguồn tài nguyên, ảnh hưởng xấu đến môi trường, khai thác quá mức gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của môi trường. Một số loại khonags sản bị khai thác quá mức sẽ có nguy cơ cạn kiệt.

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa Lí lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá