Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 6 Bài 15: Thuật toán sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 6.
Tin học lớp 6 Bài 15: Thuật toán
A. Lý thuyết Tin học 6 Bài 15: Thuật toán
1. Thuật toán
- Thuật toán là một dãy các chỉ dẫn rõ ràng, có trình tự sao cho khi thực hiện những chỉ dẫn này người ta giải quyết được vấn đề và nhiệm vụ đã cho.
- Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ thấy các thuật toán có ở khắp nơi.
Ví dụ: Một quy trình chế biến món ăn với những chỉ dẫn cụ thể là một thuật toán; cách giải một bài toán là một thuật toán; quy trình gấp một chiếc áo là một thuật toán.
2. Mô tả thuật toán
- Có hai cách để mô tả thuật toán là liệt kê các bước bằng ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ sơ đồ khối.
- Sơ đồ khối của thuật toán là một sơ đồ gồm các hình mô tả các bước và đường có mũi tên chỉ thứ tự thực hiện các bước của thuật toán.
Hình 15.1: Sơ đồ khối mô tả cách gấp hình trò chơi Đông – Tây – Nam – Bắc
Hình 15.2: Quy ước các khối và mũi tên
B. 15 câu trắc nghiệm Tin học 6 Bài 15: Thuật toán
Câu 1: Mục đích của sơ đồ khối là gì?
A. Để mô tả chi tiết một chương trình.
B. Để mô tả các chỉ dẫn cho máy tính “hiểu" về thuật toán.
C. Để mô tả các chỉ dẫn cho con người hiểu về thuật toán.
D. Để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện thuật toán.
Trả lời: Người ta dùng sơ đồ khối để diễn tả thuật toán nhằm giúp con người dễ dàng hơn trong việc tiếp thu.
Đáp án: C.
Câu 2: Lợi thế của việc sử dụng sơ đồ khối so với sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để mô tả thuật toán là gì?
A. Sơ đồ khối tuân theo một tiêu chuẩn quốc tế nên con người dù ở bất kể quốc gia nào cũng có thể hiểu.
B. Sơ đồ khối dễ vẽ.
C. Sơ đồ khối dễ thay đổi.
D. Vẽ sơ đồ khối không tốn thời gian.
Trả lời: Sơ đồ khối được quy định theo quy chuẩn quốc tế giúp con người ở bất kì đâu cũng có thể hiểu được ý nghĩa của nó.
Đáp án: A.
Câu 3: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là thuật toán?
A. Một bản nhạc hay.
B. Một bức tranh đầy màu sắc.
C. Một bản hướng dẫn về cách nướng bánh với các bước cần làm.
D. Một bài thơ lục bát.
Trả lời: Thuật toán giúp người ta giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống theo quy trình rõ ràng.
Đáp án: C.
Câu 4: Bạn Thành viết một thuật toán mô tả việc đánh răng. Bạn ấy ghi các bước như sau:
1. Rửa sạch bàn chải.
2. Súc miệng.
3. Chải răng.
4. Cho kem đánh răng vào bàn chải.
Em hãy sắp xếp lại các bước cho đúng thứ tự thực hiện
A. 4 → 3 → 2 →1.
B. 2 → 4 → 3 →1.
C. 1 → 2 → 3 →4.
D. 4 → 1 → 2→3.
Trả lời: Sắp xếp lại các bước cho đúng thứ tự thực hiện:
- Cho kem đánh răng vào bàn chải.
- Chải răng.
- Súc miệng.
- Rửa sạch bàn chải.
Đáp án: A.
Câu 5: Chương trình Scratch Hình 16 thực hiện thuật toán gì?
A. Chương trình thực hiện thuật toán tính tích hai số.
B. Chương trình thực hiện thuật toán tính tổng hai số.
C. Chương trình thực hiện thuật toán tính thương hai số.
D. Chương trình thực hiện thuật toán tính hiệu hai số.
Trả lời: Chương trình thực hiện thuật toán tính tổng hai số.
Đáp án: B.
Câu 6: Thuật toán là gì?
A. Các mô hình và xu hướng được sử dụng để giải quyết vấn đề.
B. Một dãy các chỉ dẫn từng bước để giải quyết vấn đề.
C. Một ngôn ngữ lập trình.
D. Một thiết bị phần cứng lưu trữ dữ liệu.
Trả lời : Thuật toán là một dãy các chỉ dẫn từng bước để giải quyết vấn đề.
Đáp án: B.
Câu 7 : Bạn Tuấn nghĩ về những công việc sẽ thực hiện sau khi thức dậy vào buổi sáng. Bạn ấy viết một thuật toán bằng cách ghi ra từng bước, từng bước một. Bước đầu tiên bạn ấy viết ra là: "Thức dậy". Em hãy cho biết bước tiếp theo là gì?
A. Đánh răng.
B. Thay quần áo.
C. Đi tắm.
D. Ra khỏi giường.
Trả lời: Mỗi buổi sáng thức dậy, việc đầu tiên là ra khỏi giường.
Đáp án: D.
Câu 8: Hãy sắp xếp các bước Rô-bốt cần tìm đường đi từ vị trí bắt đầu đến vị trí kết thúc như hình bên dưới. Biết Rô-bốt chỉ thực hiện được các hành động quay trái, quay phải và tiến 1 bước, lùi 1 bước. Ban đầu Rô-bốt đứng ở ô bắt đầu và quay mặt theo hướng mũi tên.
1. Bắt đầu.
2. Tiến 1 bước.
3. Quay phải.
4. Kết thúc.
5. Tiến 1 bước.
A. 1- 2-3-4-5 B. 1-3-2-5-4 C. 5-4-3-2-1 D. 1-5-2-3-4
Câu 9: Cho biết đầu vào, đầu ra của các thuật toán tìm số lớn hơn trong hai số a,b
A. Hai số a, b.
B. a.
C. b.
D. x.
Trả lời: Thuật tìm số lớn hơn trong hai số a, b
- Đầu vào: hai số a, b.
- Đầu ra: số lớn hơn.
Đáp án: A.
Câu 10: Hãy xác định đầu vào, đầu ra của thuật toán trong chương trình Scratch dưới đây?
A. Đầu vào: hai số x, y; Đầu ra: hiệu hai số.
B. Đầu vào: số x ; Đầu ra: tổng hai số.
C. Đầu vào: mình cùng làm toán nhé; Đầu ra: tổng hai số.
D. Đầu vào: hai số x, y; Đầu ra: tổng hai số.
Trả lời: Thuật toán tìm tổng của hai số a, b
- Đầu vào: hai số x,y.
- Đầu ra: tổng hai số.
Đáp án: D.
Câu 11: Cho biết đầu vào, đầu ra của thuật toán sau đây: “Thuật toán hoán đổi vị trí chỗ ngồi cho hai bạn trong lớp” ?
A. Đầu vào: vị trí chỗ ngồi của hai bạn a, b trong lớp.
Đầu ra: vị trí chỗ ngồi mới của hai bạn a,b sau khi hoán đổi.
B. Đầu vào: vị trí chỗ ngồi mới của hai bạn a,b sau khi hoán đổi.
Đầu ra: vị trí chỗ ngồi của hai bạn a,b trong lớp.
C. Đầu vào: vị trí chỗ ngồi của hai bạn a,b ngoài lớp học.
Đầu ra: vị trí chỗ ngồi mới của hai bạn a,b sau khi hoán đổi.
D. Tất cả đều sai.
Trả lời: Thuật toán hoán đổi vị trí chỗ ngồi cho hai bạn trong lớp là:
- Đầu vào: vị trí chỗ ngồi của hai bạn a, b trong lớp.
- Đầu ra: vị trí chỗ ngồi mới của hai bạn a,b sau khi hoán đổi.
Đáp án: A.
Câu 12: Thuật toán có thể được mô tả theo hai cách nào?
A. Sử dụng các biến và dữ liệu.
B. Sử dụng đầu vào và đầu ra.
C. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và sơ đồ khối.
D. Sử dụng phần mềm và phần cứng.
Trả lời: Ngoài cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên, người ta còn sử dụng sơ đồ khối để mô tả.
Đáp án: C.
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mỗi bài toán chỉ có duy nhất một thuật toán để giải.
B. Trình tự thực hiện các bước trong thuật toán không quan trọng.
C. Trong thuật toán, với dữ liệu đầu vào luôn xác định được kết quả đầu ra.
D. Một thuật toán có thể không có đầu vào và đầu ra.
Trả lời: Mỗi bài toán có nhiểu thuật toán để giải nhưng sẽ tuân theo trình tự của thuật toán xác định. Với mỗi dữ liệu vào luôn có dữ liệu ra tương ứng.
Đáp án: C.
Câu 14: Cho biết đầu vào, đầu ra của thuật toán sau đây: “Thuật toán tìm một cuốn sách có trên giá sách hay không?”.
A. Đầu vào: tên cuốn sách cần tìm trên giá sách.
Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.
B. Đầu vào: Tác giả cuốn sách cần tìm trên giá sách
Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách
C. Đầu vào: Giá tiền cuốn sách cần tìm, giá sách
Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách
D. Tất cả đều đúng.
Trả lời: Thuật toán tìm một cuốn sách có trên giá sách hay không?
- Đầu vào: tên cuốn sách cần tìm, giá sách
- Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.
Đáp án: A.
Câu 15: Sơ đồ khối là gì?
A. Một sơ đồ gồm các hình khối, đường có mũi tên chỉ hướng thực hiện theo từng bước của thuật toán.
B Một ngôn ngữ lập trình.
C. Cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên.
D. Một biểu đồ hình cột.
Trả lời: Sơ đồ khối là một sơ đồ gồm các hình khối, đường có mũi tên chỉ hướng thực hiện theo từng bước của thuật toán.
Đáp án: A.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Tin học 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 13: Thực hành tìm kiếm và thay thế
Lý thuyết Bài 14: Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện sổ lưu niệm