Giải SGK Công nghệ 11 Ôn tập chủ đề 5 (Cánh diều): Công nghệ chăn nuôi

1.3 K

Lời giải bài tập Công nghệ lớp 11 Ôn tập chủ đề 5: Công nghệ chăn nuôi sách Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 11 Ôn tập chủ đề 5 từ đó học tốt môn Công nghệ 11.

Giải bài tập Công nghệ 11 Ôn tập chủ đề 5: Công nghệ chăn nuôi

1. Hệ thống hóa kiến thức

Câu hỏi trang 122 Công nghệ 11Hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây?

 Hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây trang 122 Công nghệ 11

Lời giải:

* Một số kiểu chuồng nuôi gia súc, gia cầm

- Phân loại chuồng nuôi:

+ Theo đối tượng vật nuôi và giai đoạn sinh trưởng

+ Theo phương thức kiểm soát tiểu khí hậu chuồng nuôi

- Yêu cầu kĩ thuật đối với chuồng nuôi

+ Chuồng nuôi lợn thịt công nghiệp

+ Chuồng nuôi lợn nái đẻ và nuôi con

+ Chuồng gà nuôi nền

+ Chuồng gà đẻ nuôi lồng

+ Chuồng nuôi bò

- Yêu cầu xây dựng chuồng nuôi

* Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

- Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn thịt và lợn nái

+ Kĩ thuật nuôi dưỡng

+ Kĩ thuật chăm sóc

- Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc gà thịt

+ Quy trình nuôi gà thịt công nghiệp

+ Quy trình nuôi gà thịt lông màu bán chăn thả

- Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc bò thịt:

+ Nuôi dưỡng, chăm sóc bê theo mẹ

+ Nuôi dưỡng, chăm sóc bò giai đoạn sinh trưởng

+ Nuôi dưỡng, chăm sóc bò giai đoạn vỗ béo

- Một số biện pháp vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường

+ Vệ sinh chuồng nuôi

+ Bảo vệ môi trường

* Một số mô hình chăn nuôi công nghệ cao

- Mô hình chăn nuôi lợn công nghệ cao:

+ Chuồng nuôi hiện đại

+ Hệ thống cung cấp thức ăn tự động

- Mô hình chăn nuôi bò sữa công nghệ cao:

+ Chuồng nuôi hiện đại

+ Hệ thống vắt sữa tự động

- Mô hình chăn nuôi gà đẻ công nghệ cao

+ Chuồng nuôi hiện đại

+ Hệ thống thu trứng tự động

- Quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap

+ Bước 1: Chuẩn bị chuồng trại, thiết bị chăn nuôi

+ Bước 2: Chuẩn bị con giống

+ Bước 3: Nuôi dưỡng và chăm sóc

+ Bước 4: Quản lí dịch bệnh

+ Bước 5: Quản lí chất thải và bảo vệ môi trường

+ Bước 6: Lưu trữ hồ sơ – kiểm tra nội bộ

* Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến sản phẩm chăn nuôi

- Chế biến sản phẩm chăn nuôi

+ Công nghệ lên men lactic

+ Công nghệ chế biến xúc xích công nghiệp

- Bảo quản sản phẩm chăn nuôi

+ Công nghệ bảo quản áp suất cao nhiệt lạnh

+ Bảo quản lạnh

+ Công nghệ khử nước

2. Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1 trang 123 Công nghệ 11Hãy nêu yêu cầu kĩ thuật của chuồng nuôi lợn, bò, gà.

Lời giải:

Yêu cầu kĩ thuật của chuồng nuôi lợn, bò, gà:

- Chuồng nuôi lợn thịt công nghiệp: Chăn nuôi lợn thịt công nghiệp quy mô lớn thường sử dụng kiểu chuồng kín chia ô. Chuồng nuôi khép kín hoàn toàn, có hệ thống các cửa sổ kính để lấy ánh sáng. Cửa ra vào và các cửa sổ đều được thiết kế dạng khép kín phủ hợp với hệ thống điều hoà không khí trong chuồng. Một đầu chuồng được lắp đặt hệ thống tấm làm mát, đầu kia là hệ thống quạt thông gió công nghiệp...

- Chuồng nuôi lợn nái đẻ và nuôi con: Khu vực nuôi nái đẻ và lợn con theo mẹ thường chia thành ô cho lợn mẹ và ô cho lợn con để tránh lợn mẹ đè con khi nằm. Vì vậy, chuồng nuôi lợn nái đẻ thường được chia ô hoặc sử dụng cũi nái đẻ. Chuồng nái sử dụng cũi để có kích thước trung bình dài 2 m × rộng 0,6 - 0,7 m × cao 1 – 1,2 m. Chuồng chia ô gồm 1 ô cho nái đẻ và 1 ô cho lợn con, giữa hai ô có vách ngăn di động để thuận tiện cho lợn con bú mẹ. Diện tích ô cho lợn mẹ rộng 1,6 –2 m, dài 2,2 – 24m, có máng ăn, máng uống riêng. Ô cho lợn con nằm có diện tích tối thiểu 1 mét, cũng có máng ăn uống riêng và có đèn sưởi...

- Chuồng gà nuôi nền: Gà được nuôi tập trung trên nền. Nền chuồng có thể là bê tông, xi măng, nền gạch hoặc nền đất nện. Chuồng nuôi nền thường sử dụng đệm lót với trấu dày 5 – 10 cm hoặc sử dụng tấm nhựa có rãnh giúp thoát phân để giữ chuồng nuôi sạch sẽ. Mật độ nuôi trung bình 5 – 7 con/m2. Đối với hệ thống chuồng kín có hệ thống chiếu sáng, thông khí và làm mát tự động. Đối với chuồng hở thông thoáng khí tự nhiên, có rèm, hoặc bạt che linh hoạt.

- Chuồng gà đẻ nuôi lồng: Chuồng gà đẻ nuôi lồng được thiết kế giống như chuồng gà nuôi nền chỉ khác hệ thống lồng nuôi. Lồng nuôi được thiết kế bằng thép không gỉ. Mỗi lồng đơn có chiều dài 40 cm, rộng 40 cm, cao phía sau 40 cm và phía trước 45 – 47 cm để tạo đáy nghiêng 10° để trứng lăn ra máng trứng. Máng trứng rộng 10 - 15 cm đặt phía trước lồng. Lồng kép thường có chiều dài 120 cm, mỗi lồng gồm 3 ngăn, mỗi ngăn nuôi 4 con gà. Máng ăn, máng uống là loại máng dài bằng tôn hoặc nhựa đặt phía trước lồng.

- Chuồng nuôi bò: Chuồng nuôi bò được thiết kế theo kiểu chuồng kín hai dãy hoặc chuồng hở có một hoặc hai dãy. Chuồng nuôi bò cần được bố trí phù hợp để tránh mưa tạt, gió lùa, đảm bảo thoáng mát và thoát nước tốt. Nền chuồng phải cao hơn mặt đất 40 - 50 cm. Trong chuồng nên chia ô cá thể để tránh bỏ tranh giành thức ăn hay húc nhau. Rãnh thoát nước tiểu, phân được bố trí chạy dọc phía sau chuồng. Nền chuồng có thể lát gạch hoặc bê tông, tránh láng xi măng trơn trượt. Trên nền chuồng rãi cát hoặc rơm, rạ băm nhỏ cho bỏ nghỉ ngơi thoải mái.

Câu hỏi 2 trang 123 Công nghệ 11Hãy so sánh điểm khác biệt trong quy trình chăn nuôi lợn thịt và lợn nái.

Lời giải:

So sánh điểm khác biệt trong quy trình chăn nuôi lợn thịt và lợn nái:

 

Lợn thịt

Lợn nái

Kĩ thuật nuôi dưỡng

Các giai đoạn của lợn thịt:

- Giai đoạn sau cai sữa (7 - 20 kg): nhu cầu năng lượng và protein cao: protein thô 20%, ME 3300 kcal/kg

- Giai đoạn lợn choai (20 - 60 kg): khẩu phần ăn có hàm lượng protein thô 16 - 18%, ME 3200 Kcal/kg

- Giai đoạn vỗ béo (60 - 100 kg): khẩu phần ăn giảm protein thô 13%, Me 3200 Kcal/kg

Các giai đoạn của lợn nái:

- Giai đoạn mang thai từ 1  đến 90 ngày: khẩu phần ăn 1,8 - 3 kg/con/ngày

- Giai đoạn từ 91 đến 107 ngày: tăng lượng thức ăn lên 1,5 - 3 kg/con/ngày

- Giai đoạn chửa kì cuối từ 108 ngày đến lúc đẻ cần giảm dần lượng thức ăn từ 3 kg/con/ngày xuống 0,5 kg/con/ngày vào ngày đẻ để tránh chèn ép bào thai và giúp lợn nái dễ đẻ

Kĩ thuật chắm sóc

Phân lô, phân đàn. Lợn con sau khi cai sữa sẽ được phân lô, phân đàn để tiện nuôi dưỡng, chăm sóc. Khi ghép đàn cần chú ý tránh để lợn phân biệt đàn và cắn nhau. Khi phân đàn, cần đảm bảo khối lượng lợn trong cùng một lô không nên chênh lệch quá nhiều.

Mật độ nuôi: 0,4 – 0,5 m3/con đối với lợn có khối lượng 10 35 kg: 0,7 0,8m2/con đối với lợn có khối lượng 35-100 kg.

Trong 2 tháng đầu mang thai, không nên di chuyển lợn nái nhiều để tránh gây stress, dễ bị sẩy thai. Khi lợn nái chuẩn bị đẻ, chuyển lợn nái từ chuồng bầu lên chuồng đẻ. Thời điểm cai sữa cho lợn con nên cho lợn nói nhịn ăn, sau đó cho ăn tăng lên để lợn nái sớm động dục lại.

Câu hỏi 3 trang 123 Công nghệ 11Trong quy trình chăn nuôi gà thịt công nghiệp, người chăn nuôi cần thực hiện các công việc theo trình tự nào dưới đây?

A. Chuẩn bị chuồng trại, con giống → Thả gà con → Nuôi thịt

B. Chuẩn bị chuồng trại, con giống → Úm gà con → Nuôi thịt

C. Úm gà con → Chuẩn bị chuồng trại, con giống → Nuôi thịt

D. Chuẩn bị chuồng trại → Thả gà → Vỗ béo → Xuất bán

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong quy trình chăn nuôi gà thịt công nghiệp, người chăn nuôi cần thực hiện các công việc theo trình tự dưới đây:

Chuẩn bị chuồng trại, con giống → Úm gà con → Nuôi thịt

Câu hỏi 4 trang 123 Công nghệ 11Hãy nêu các công việc cần thực hiện trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò thịt

Lời giải:

Các công việc cần thực hiện trong quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò thịt:

- Giai đoạn 1: Nuôi dưỡng, chăm sóc bê theo mẹ

- Giai đoạn 2: Nuôi dưỡng, chăm sóc bò giai đoạn sinh trưởng

- Giai đoạn 3: Nuôi dưỡng, chăm sóc bò giai đoạn vỗ béo

Câu hỏi 5 trang 123 Công nghệ 11Hãy trình bày một số biện pháp vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường

Lời giải:

Một số biện pháp vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường:

- Vệ sinh chuồng nuôi:

+ Biện pháp cơ giới

+ Phương pháp vật lí

+ Phương pháp hóa học

- Biện pháp bảo vệ môi trường:

+ Kiểm soát bên trong và bên ngoài trang trại

+ Quản lí nước thải

+ Quản lí phân, chất thải rắn

Câu hỏi 6 trang 123 Công nghệ 11Hãy trình bày các công nghệ cao đang được ứng dụng trong chăn nuôi lợn, gà đẻ và bò sữa hiện nay.

Lời giải:

Các công nghệ cao đang được ứng dụng trong chăn nuôi lợn, gà đẻ và bò sữa hiện nay:

- Hệ thống cung cấp thức ăn tự động

- Hệ thống vắt sữa tự động

- Hệ thống thu trứng tự động

Câu hỏi 7 trang 123 Công nghệ 11Vì sao cần phải thực hiện quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP?

Lời giải:

Cần phải thực hiện quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP:

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Tiêu chuẩn VietGap đặt ra các quy định về vệ sinh thực phẩm, đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm, không có hóa chất độc hại hay tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

- Sản phẩm đạt chuẩn VietGap có chất lượng tốt, an toàn và đáp ứng yêu cầu của thị trường nên có giá trị cao hơn.

- Tăng cường khả năng cạnh tranh: Các doanh nghiệp và nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap có thể tiếp cận được các thị trường khó tính và có tiêu chuẩn khắt khe hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Tăng hiệu quả sản xuất: Việc thực hiện quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap giúp cải thiện quản lý sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm tổn thất và chi phí, cải thiện thu nhập cho người chăn nuôi.

- Bảo vệ môi trường: Việc sử dụng các sản phẩm hóa học trong quá trình chăn nuôi sẽ gây ô nhiễm môi trường, tiêu chuẩn VietGap đặt ra các quy định giúp giảm thiểu tác động đến môi trường.

Câu hỏi 8 trang 123 Công nghệ 11Hãy mô tả các công nghệ cao được ứng dụng trong chế biến sản phẩm chăn nuôi như thịt và sữa.

Lời giải:

Mô tả các công nghệ cao được ứng dụng trong chế biến sản phẩm chăn nuôi như thịt và sữa:

- Công nghệ lên men lactic: ứng dụng quá trình lên men của vi khuẩn lactic trong chế biến các sản phẩm sữa và thịt như sữa chua, phô mai, thịt chua, nem chua.

- Công nghệ chế biến xúc xích công nghiệp: xúc xích được chế biến từ thịt bò, thịt lợn hoặc thịt gà kết hợp với gia vị và hương liệu bằng phương pháp nhồi thịt vào vỏ collagen hoặc cenllulose

Câu hỏi 9 trang 123 Công nghệ 11Hãy mô tả các công nghệ cao ứng dụng trong bảo quản sản phẩm chăn nuôi ở Bảng 1.

Bảng 1. Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm chăn nuôi

Công nghệ

Công nghệ bảo quản lạnh

Công nghệ khử nước

Công nghệ áp suất cao nhiệt lạnh

Đặc điểm/ nguyên lí

     

Sản phẩm được ứng dụng

     

Thời gian bảo quản

     

Lời giải:

Công nghệ

Công nghệ bảo quản lạnh

Công nghệ khử nước

Công nghệ áp suất cao nhiệt lạnh

Đặc điểm/nguyên lí

bảo quản trong kho lạnh có hệ thống kiểm soát nhiệt độ lạnh thích hợp với từng loại sản phẩm

là phương pháp tách nước khỏi sản phẩm chăn nuôi để bảo quản dưới dạng bột

Thịt và các sản phẩm từ thịt (xúc xích, thịt băm....) và phô mai được bao gói trong các túi nhựa chịu nhiệt và được xếp vào các hộp nhựa dẻo chịu áp suất. Các hộp này được dưa vào buồng áp suất cao chứa nước tinh khiết. Áp suất được tăng cao ở mức 300 - 600 Mpa ở nhiệt độ 4 – 10 °C trong 3 - 5 phút, nhằm ức chế, tiêu diệt các kí sinh trùng và vi sinh vật gây bệnh trong thịt.

Sản phẩm được ứng dụng

Thịt mát, thịt đông lạnh, trứng gà tươi, sữa tươi nguyên liệu, sữa tươi thanh trùng

sữa

Thịt và các sản phẩm từ thịt (xúc xích, thịt băm....) và phô mai

Thời gian bảo quản

- thịt mát: 1 - 7 ngày

- thịt đông lạnh: 6 - 18 tháng

- trứng gà tươi: 1 - 3 tuần

- sữa tươi nguyên liệu: < 48h

- sữa tươi thanh trùng: 1 tuần

 

120 ngày

Xem thêm Lời giải bài tập Công nghệ 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 21: Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi

Ôn tập chủ đề 5: Công nghệ chăn nuôi

Bài 22: Khái quát về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Bài 23: Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi

Ôn tập chủ đề 6: Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

Đánh giá

0

0 đánh giá