Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 10 (Kết nối tri thức 2024): Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

6.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 8.

Lịch Sử 8 Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

A. Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

1. Những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 10 (Kết nối tri thức): Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) (ảnh 1)- Khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, kinh tế tư bản phát triển mạnh mẽ tại Tây Âu và Bắc Mỹ với sự hỗ trợ của phát minh khoa học, kĩ thuật.

- Các công ty độc quyền lớn hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau và chi phối đời sống xã hội ở mỗi quốc gia.

- Tư bản tài chính ra đời từ sự dung hợp giữa tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng.

- Ngoài ra, các nước tư bản phương Tây còn xâm lược và bóc lột thuộc địa, dẫn tới sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc.

2. Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

a) Anh

- Anh tụt xuống vị trí thứ ba về công nghiệp cuối thế kỉ XIX, sau Mỹ và Đức, nhưng vẫn dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản và thương mại.

- Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, thao túng nền kinh tế.

- Là nước quân chủ lập hiến, với hai đảng Tự do và Bảo thủ bảo vệ quyền lợi giai cấp tư sản.

- Anh trở thành đế quốc có nhiều thuộc địa nhất thế giới, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

b) Pháp

- Kinh tế Pháp: chậm lại vì hậu quả Chiến tranh Pháp – Phổ, tụt xuống thứ tư trong công nghiệp và nông nghiệp nhỏ. Các công ti độc quyền ngân hàng chi phối kinh tế Pháp, xuất khẩu tư bản đứng thứ hai sau Anh.

- Đối nội: Cộng hoà thứ ba ở Pháp thường xuyên khủng hoảng, chính phủ Cộng hoà đàn áp nhân dân và công nhân.

- Đối ngoại: Pháp đẩy mạnh xâm lược và thuộc địa, có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới, ở châu Phi, châu Á,...

c) Đức

- Về kinh tế, Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ) về công nghiệp. Các công ti độc quyền được hình thành.

- Về đối nội, Đức là nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, quý tộc địa chủ liên kết với tư bản độc quyền để thống trị nhân dân.

- Về đối ngoại, Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, chạy đua vũ trang và dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.

d) Mỹ

- Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, gấp đôi Anh năm 1894.

- Các công ti độc quyền lớn của Mỹ là: Rốc-phe-lơ (dầu mỏ), Moóc-gân (thép), Pho (ô tô).

- Nông nghiệp Mỹ phát triển mạnh nhờ canh tác hiện đại, cung cấp lương thực cho châu Âu.

- Hai đảng Cộng hoà và Dân chủ nắm quyền và phục vụ quyền lợi tư sản.

- Mỹ bành trướng ở châu Á - Thái Bình Dương, chiếm Phi-líp-pin và Cu-ba, ảnh hưởng đến Trung và Nam Mỹ.

Sơ đồ tư duy Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 10 (Kết nối tri thức): Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) (ảnh 1)

B. 10 câu trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Câu 1: Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành nên?

A. Tư bản tài chính

B. Tư bản công nghiệp

C. Tư bản nông nghiệp

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: A

Giải thích

Theo Hilferding cho biết, tư bản tài chính được hình thành bằng sự dung hợp giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, điều này cũng tương ứng với lý thuyết về tài chính hóa của chủ nghĩa tư bản, nó chính là đại diện cho một giai đoạn phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 2: Hoàn cảnh Đế quốc Anh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là?

A. Từ vị trí dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba (sau Mĩ và Đức)

B. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới

C. Được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Câu 3: Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành?

A. Chủ nghĩa đế quốc

B. Chủ nghĩa thuộc địa

C. Chủ nghĩa tư sản

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: A

Giải thích

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 4: Khoảng 30 năm cuối của thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ như thế nào?

A. Nhanh chóng

B. Vượt bậc

C. Chậm rãi

D. Chóng mặt

Đáp án đúng: A

Giải thích

Khoảng 30 năm cuối của thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản ngày càng phát triển mạnh mẽ nhất là ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ với sự hỗ trợ của những phát minh khoa học, kĩ thuật tiến bộ.

Câu 5: Chính sách đối nội của Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là?

A. Nền Cộng hoà thứ ba được thành lập nhưng thường xuyên xảy ra khủng hoảng nội các (trong vòng 40 năm, từ năm 1870 đến 1914, nước Pháp đã 50 lần thay đổi chính phủ)

B. Chính phủ Cộng hoà thi hành chính sách đàn áp nhân dân và các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Phát triển các công ty độc quyền

Đáp án đúng: C

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII

Lý thuyết Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Lý thuyết Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Lý thuyết Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

Lý thuyết Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học,nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Lý thuyết Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Đánh giá

0

0 đánh giá