Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 8 (Kết nối tri thức 2024): Phong trào Tây Sơn

8.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Bài 8: Phong trào Tây Sơn sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 6 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 8.

Lịch Sử 8 Bài 8: Phong trào Tây Sơn

A. Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 8: Phong trào Tây Sơn

1. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

- Chính quyền Đàng Trong suy yếu từ giữa thế kỉ XVIII.

- Quan lại tham nhũng, địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất nông dân.

- Chế độ tô thuế, lao dịch gây khổ đau cho dân.

- Nỗi bất bình, oán hận của tầng lớp xã hội tăng cao.

- Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ khởi nghĩa.

- Căn cứ nghĩa quân ở Tây Sơn thượng đạo với khẩu hiệu "lấy của người giàu chia cho người nghèo".

- Khởi nghĩa thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

2. Những thắng lợi tiêu biểu của phong trào Tây Sơn

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 8 (Kết nối tri thức): Phong trào Tây Sơn (ảnh 1)a) Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong 

- Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn chiếm vùng rộng từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

- Tình thế bất lợi khi phía bắc bị quân Trịnh tấn công, phía nam có quân chúa Nguyễn.

- Nguyễn Nhạc tạm hoãn với quân Trịnh để đánh quân Nguyễn.

- Nghĩa quân Tây Sơn 4 lần đánh vào Gia Định.

- Năm 1777, chúa Nguyễn bị bắt, giết, chỉ Nguyễn Ánh chạy thoát.

- Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.

b) Đánh tan quân Xiêm xâm lược 

- Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm, quân Xiêm tấn công và chiếm miền Tây Gia Định.

- Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mỹ Tho và chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.

- Trận Rạch Gầm - Xoài Mút diễn ra ngày 19-1-1785. Quân Tây Sơn chặn đánh quân Xiêm bằng cách đánh nghi binh, nhử quân vào trận địa mai phục, kết hợp dùng thuyền, bè lửa đốt cháy thuyền giặc, khiến quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết.

- Trận Rạch Gầm - Xoài Mút trở thành một trong những trận thuỷ chiến lớn của lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam và đánh dấu sự trỗi dậy của phong trào dân tộc Tây Sơn.

c) Lật đổ chính quyền chúa Trịnh. Triều Lê sụp đổ 

- Tháng 5 –1786, quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân và giải phóng Đàng Trong.

- Quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long (tháng 7 – 1786), lật đổ chúa Trịnh, giao lại quyền cho vua Lê.

- Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần thứ hai, sụp đổ chính quyền phong kiến Lê - Trịnh.

d) Đại phá quân Thanh xâm lược 

- Cuối năm 1788, nhà Thanh xâm lược nước ta với 29 vạn quân do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy.

- Quân Tây Sơn rút khỏi Thăng Long, tạo phòng tuyến thuỷ-bộ liên hoàn.

- Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn giải phóng Thăng Long trong 5 ngày, bảo vệ độc lập của đất nước.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 8 (Kết nối tri thức): Phong trào Tây Sơn (ảnh 1)3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn 

- Tinh thần yêu nước, đồng lòng và dũng cảm của quân dân ta, cùng với lãnh đạo tài tình của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã giúp phong trào Tây Sơn giành thắng lợi.

- Tây Sơn lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn-Trịnh, xoá bỏ chia cắt đất nước, và đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia. Phong trào còn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập và chủ quyền của Tổ quốc.

- Ca ngợi công lao của vua Quang Trung, công chúa Ngọc Hân đã viết:

Mà nay áo vải cờ đào,

Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình.

Sơ đồ tư duy Phong trào Tây Sơn

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 8 (Kết nối tri thức): Phong trào Tây Sơn (ảnh 1)

B. 6 câu trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 8: Phong trào Tây Sơn

Câu 1: Nghĩa quân Tây Sơn dùng danh nghĩa gì đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân?

A.  “phù Lê diệt Trịnh”

B.  “phù Lê diệt Nguyễn”

C.  “phù Nguyễn diệt Trịnh”

D.  “phù Nguyễn diệt Lê”

Đáp án đúng: A

Câu 2: Kết quả của trận địa quyết chiến với quân Xiêm là?

A. Thắng lợi, tiêu diệt khoảng 4 vạn quân Xiêm

B. Buộc chúng phải rút về nước

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: D

Giải thích

Cách đây 230 năm, chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút của nhân dân miền Nam được coi là một chiến công chống giặc ngoại xâm lừng lẫy nhất. Ta đã đánh tan khoảng 4 vạn quân Xiêm, buộc chúng phải rút quân về nước 

Câu 3: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế vào năm nào?

A. Cuối năm 1768

B. Cuối năm 1778

C. Cuối năm 1788

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Giải thích 

Ngày 22/12/1788 (cách đây 233 năm), tại núi Bân lịch sử, Nguyễn Huệ đã cho xây đàn tế cáo trời đất và làm lễ đăng quang chính thức lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung

Câu 4: Thắng lợi của trận Rạch Gầm - Xoài Mút có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

A. Thể hiện lòng yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.

B. Bảo vệ được độc lập, chủ quyền của dân tộc.

C. Cho thấy tài năng thao lược của bộ chỉ huy quân Tây Sơn (tiêu biểu là: Nguyễn Huệ).

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: D

Câu 5: Phong trào nông dân tiêu biểu từ giữa thế kỉ XVIII là?

A. Phong trào Tây Sơn

B. Phong trào Cần Vương

C. Phong trào Đồng Khởi

D. Phong trào nông dân

Đáp án đúng: A

Câu 6: Trận đại phá quân Thanh xâm lược của quân Tây Sơn diễn ra vào năm?

A. 1789

B. 1788

C. 1787

D. 1786

Đáp án đúng: A

Giải thích

Quang Trung dẫn quân ra Bắc bằng bước đi thần tốc, ngày 15/1/1789 đến Thanh Hóa -Nghệ An thu nhận thêm quân tình nguyện. Chỉ 10 ngày sau, đúng giao thừa năm Kỷ Dậu, đã cho mở màn chiến dịch đại phá quân Thanh xâm lược ngay trên đất Thăng Long

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoài thế kỉ XVIII

Lý thuyết Bài 8: Phong trào Tây Sơn

Lý thuyết Bài 9: Tình hình kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI - XVIII

Lý thuyết Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

Lý thuyết Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Lý thuyết Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng mười Nga năm 1917

Đánh giá

0

0 đánh giá