Với giải Bài tập 2 trang 79 VTH Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Những câu chuyện hài giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:
Giải VTH Ngữ Văn 8 Bài 5: Những câu chuyện hài
Bài tập 2 trang 79 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Lập dàn ý cho bài nói:
Giới thiệu vấn đề: ………
Trình bày thực trạng vấn đề: …………….
Nêu ý kiến về vấn đề: …………….
Đối thoại với ý kiến khác: …………….
Khẳng định ý kiến về vấn đề: ……………..
Trả lời:
Lập dàn ý cho bài nói:
Giới thiệu vấn đề: có thể đi thẳng vào vấn đề hoặc kể một tình huống dẫn tới vấn đề.
Trình bày thực trạng vấn đề: Biểu hiện của tính ích kỷ trong mỗi con người rất rõ nét. Họ sẽ luôn sống trong tư thế không chịu mở lòng, làm việc gì cũng phải tính toán hơn thua với người khác, nếu thấy lợi về mình thì mới làm còn ngược lại thì thôi. Ích kỉ là một lối sống tiêu cực, không chỉ bào mòn bản chất của chính mình mà còn ảnh hưởng đến xã hội.
Nêu ý kiến về vấn đề: Hậu quả của tính ích kỉ thật khó lường. Bị mọi người xa lánh, và chính bản thân mình cũng không bao giờ có thể phát triển được. Vì ích kỷ nên khi bạn gặp khó khăn thì chỉ một mình bạn vượt qua, không có bạn bè, không có ai bên cạnh. Bạn gieo nhân nào thì gặp quả đấy. Đó chính là luật nhân quả mà bạn phải biết để có thể hoàn thiện bản thân mình từng ngày.
Đối thoại với ý kiến khác: Nếu xã hội có rất nhiều người như vậy thì chắc chắn rằng xã hội đó sẽ không bao giờ phát triển được.
Khẳng định ý kiến về vấn đề: Bởi vậy để có thể mang lại một xã hội tốt đẹp cũng như giúp bạn có thể hoàn thiện mình hơn thì hãy vứt bỏ tính ích kỉ, không ngừng rèn luyện bản thân bằng cách giúp đỡ mọi người, quan tâm đến mọi người. Như thế bạn đang tự xây dựng một con người tốt đẹp cho mình.
Xem thêm lời giải Soạn Vở thực hành Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
A. Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 70
C. Thực hành nói và nghe trang 79
D. Thực hành củng cố, mở rộng trang 80
Thực hành đọc mở rộng trang 82
Xem thêm các bài Soạn Vở thực hành Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: