Giải SBT Hoá học 10 trang 34 Chân trời sáng tạo

716

Với lời giải SBT Hoá học 10 trang 34 chi tiết trong Bài 10: Liên kết cộng hóa trị sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hoá học lớp 10 Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

Bài 10.1 trang 34 SBT Hóa học 10: Trong phân tử ammonia (NH3), số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen là

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng, nguyên tử N có xu hướng góp chung 3 electron với 3 nguyên tử H. Số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen là 3.

Bài 10.2 trang 34 SBT Hóa học 10: Biết nguyên tử chlorine có 7 electron hóa trị, công thức electron của phân tử chlorine là:

Công thức electron của phân tử chlorine

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Nguyên tử chlorine có 7 electron hóa trị, hai nguyên tử chlorine liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử chlorine góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung.

Bài 10.3 trang 34 SBT Hóa học 10: Chất nào sau đây không có liên kết cộng hóa trị phân cực?

A. O2

B. CO2

C. NH3

D. HCl

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Liên kết trong phân tử O2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Bài 10.4 trang 34 SBT Hóa học 10: Chất vừa có liên kết cộng hóa trị phân cực, vừa có liên kết cộng hóa trị không phân cực là

A. CO2

B. H2O

C. NH3

D. C2F6

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Phân tử C2F6 vừa có liên kết cộng hóa trị phân cực (liên kết giữa C và F), vừa có liên kết công hóa trị không phân cực (liên kết giữa C với C).

Bài 10.5 trang 34 SBT Hóa học 10:

Sử dụng giá trị độ âm điện các nguyên tố được cho trong bảng sau để trả lời các câu 10.5, 10.6, 10.7.

Liên kết nào dưới đây là liên kết cộng hóa trị không phân cực

Liên kết nào dưới đây là liên kết cộng hóa trị không phân cực?

A. Na – O

B. O – H

C. Na – C

D. C – H

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Liên kết C – H có hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết là (3,16 – 2,96) = 0,2 < 0,4 nên là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Bài 10.6 trang 34 SBT Hóa học 10:

Sử dụng giá trị độ âm điện các nguyên tố được cho trong bảng sau để trả lời các câu 10.5, 10.6, 10.7.

Lực kéo electron về phía nguyên tử nitrogen mạnh nhất ở liên kết nào

Lực kéo electron về phía nguyên tử nitrogen mạnh nhất ở liên kết nào dưới đây?

A. N – H

B. N – F

C. N – Cl

D. N – Br

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Do nguyên tử H có độ âm điện nhỏ nhất nên lực kéo electron về phía nguyên tử nitrogen mạnh nhất ở liên kết N – H.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Hoá học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giải SBT Hoá học 10 trang 35

Giải SBT Hoá học 10 trang 36

Giải SBT Hoá học 10 trang 37

Giải SBT Hoá học 10 trang 38

Đánh giá

0

0 đánh giá