Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 8 Bài 13: Biểu diễn dữ liệu sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 8.
Tin học 8 Bài 13: Biểu diễn dữ liệu
A. Lý thuyết Tin học 8 Bài 13: Biểu diễn dữ liệu
1. Kiểu dữ liệu
- Trong Hình 13.1, Tin học là dữ liệu thuộc kiểu văn bản, 3.1415192 là dữ liệu thuộc kiểu số.
- Các công thức ở các ô tính C1, C2 và C3 trong Hình 13.2 trả lại kết quả như Hình 13.3.
+ ô C1 thực hiện phép cộng số 3 và số 5, cho kết quả 8 là một giá trị số.
+ ô C2 thực hiện phép ghép kí tự 3 và kí tự 5, cho kết quả là xâu kí tự 35.
+ ô C3 kiểm tra xem số 3 có nhò hơn số 5 hay không, cho kết quả TRUE (đúng) là giá trị thuộc kiểu lôgic.
- Dữ liệu trong lập trình được phân loại thành nhiều kiểu để lưu trữ và áp dụng phép toán phù hợp. Ví dụ: số nguyên, số thực, kí tự, xâu kí tự, lôgic...
- Mỗi kiểu dữ liệu có một tập giá trị và phép toán trên giá trị đó. Scratch có 3 kiểu dữ liệu: số, xâu kí tự và lôgic, được miêu tả trong bảng 13.1.
- Mỗi phép toán trả về kết quả là giá trị thuộc kiểu dữ liệu nhất định. Các phép toán cơ bản trên 3 kiểu dữ liệu này được miêu tả trong bảng 13.2.
- Biến dùng để lưu trữ giá trị thay đổi, được nhận biết qua tên của nó.
- Hằng là giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình, mỗi hằng thuộc một kiểu dữ liệu nhất định.
- Biểu thức là kết hợp của biến, hằng, dấu ngoặc, phép toán và các hàm để trả lại giá trị thuộc một kiểu dữ liệu nhất định.
B. 10 câu trắc nghiệm Tin học 8 Bài 13: Biểu diễn dữ liệu
Đang cập nhật ...
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Tin học lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 12: Từ thuật toán đến chương trình
Lý thuyết Bài 13: Biểu diễn dữ liệu
Lý thuyết Bài 14: Cấu trúc điều khiển
Lý thuyết Bài 16: Tin học với nghề nghiệp