Lý thuyết GDCD 8 Bài 9 (Cánh diều 2024): Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

2.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

GDCD 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

A. Lý thuyết GDCD 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

1. Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ, chất độc hại và nguy cơ dẫn đến tai nạn

- Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại thường xảy ra trong đời sống là nổ súng, nổ bom, nổ mìn, nổ pháo; cháy nhà, cháy rừng; nổ bình ga; ngộ độc thuốc trừ sâu, thuỷ ngân...

- Nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại:

- Bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh và việc tàng trữ, sử dụng, buôn bán, vận chuyển trái phép bom, mìn, vũ khí, đạn, pháo.

* Cách bảo quản hoá chất và sử dụng hoá chất độc hại,... không đúng quy định.

- Vứt tàn thuốc lá bừa bãi; chập điện; hàn, khò các vật liệu dễ cháy; đốt hương (nhang), vàng mã; sang chiết ga,... không an toàn.

Lý thuyết GDCD 8 Bài 9 (Cánh diều): Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại (ảnh 1)

2. Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại

Các hậu quả của các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại là:

- Gây ra tổn thương đến sức khỏe và tính mạng của con người.

- Gây thiệt hại cho tài sản và kinh tế của cá nhân, gia đình và cộng đồng.

- Gây ô nhiễm và suy thoái tài nguyên thiên nhiên cũng như môi trường sống.

3. Quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, và các chất độc hại

Để đảm bảo an toàn về tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, pháp luật của nước ta đã quy định những điều sau đây:

- Nghiêm cấm các hành vi sản xuất, chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, thu gom, chiếm đoạt, sử dụng hoặc mua bán trái phép các loại vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ và các chất độc hại. 

- Chỉ cho phép các cơ quan, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại. 

- Các cá nhân, tổ chức và cơ quan có trách nhiệm bảo quản, vận chuyển, sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại phải được đào tạo, huấn luyện và cấp giấy chứng nhận, đồng thời phải đảm bảo đủ các phương tiện cần thiết và tuân thủ các quy định về an toàn.

- Các cá nhân, tổ chức và cơ quan phải tuân thủ quy định về bảo quản, sử dụng và vận chuyển hoá chất, chất độc hại theo quy định của Nhà nước. 

- Các cá nhân, tổ chức và cơ quan phải nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định an toàn về điện, hàn, khò, đốt hương, chập điện, đốt rác và các hoạt động liên quan khác. 

- Các cá nhân, tổ chức và cơ quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để phòng ngừa và xử lý kịp thời các tai nạn liên quan đến vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, công dân có những trách nhiệm cụ thể trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như sau:

+ Nắm vững và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Công dân cần chủ động tìm hiểu, học tập và thực hành đúng các quy định này.

+ Tuyên truyền và nhắc nhở người thân, bạn bè về tầm quan trọng của phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Công dân có thể chia sẻ kinh nghiệm, cách phòng tránh và đề cao ý thức trách nhiệm của mình và cộng đồng.

+ Tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Công dân cần thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng về những hành vi vi phạm để được xử lý và đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

Sơ đồ tư duy Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Lý thuyết GDCD 8 Bài 9 (Cánh diều): Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại (ảnh 1)

B. 10 câu trắc nghiệm GDCD 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

Câu 1: Khi bị cháy ở nhà cao tầng, anh/chị sẽ thoát nạn như thế nào?

A. Chạy lên

B. Đi bằng thang máy

C. Chạy xuống bằng cầu thang bộ theo biển chỉ dẫn thoát nạn trong tòa nhà.

D. Ở trong phòng đóng kín cửa lại

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Khi bị cháy ở nhà cao tầng, bạn nên ở trong phòng đóng kín cửa lại, tuyệt đối không để khói độc có len vào nhà qua các khe cửa, bạn sẽ hít ít khói độc hơn và sẽ bảo toàn được tính mạng của mình.

Câu 2: Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ là:

A. Quân đội nhân dân

B. Quân đội tự vệ

C. Kiểm lâm

D. Cả A, B, C

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ trong công việc. Quân đội nhân dân, quân đội tự vệ, kiểm lâm là những đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ theo quy định của Nhà nước.

Câu 3: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí?

A. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.

B. Cá nhân.

C. Công ty tư nhân.

D. Tổ chức phản động.

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Căn cứ vào Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an là những đơn vị được Nhà nước cho phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí.

Câu 4: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy định về phòng ngừa tai nạn về vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

A. Sử dụng súng tự chế.

B. Cưa mìn để lấy thuốc nổ.

C. Dùng dao để đánh nhau.

D. Cả A, B, C.

Đáp án đúng: D

Câu 5: Trên đường đi học về em nhìn thấy các em nhỏ đang nghịch vỏ đạn, pháo và các vật lạ. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Chạy vào chơi cùng.

B. Bỏ đi và mặc kệ các em ở đó chơi.

C. Em yêu cầu các em nhỏ dừng lại ngay hành động đó rồi báo cáo với lực lượng chức năng để họ có hướng xử lý.

D. Đứng livestream lên facebook cho mọi người cùng xem.

Đáp án đúng: C

Câu 6: Để phòng ngừa cháy, nổ, các chất độc hại ở gia đình mọi người cần

A. khóa ga sau khi nấu xong.

B. tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi nhà.

C. không sử dụng các loại thực phẩm nhiễm hóa chất để chế biến món ăn.

D. Cả 3 đáp án trên.

Đáp án đúng: D

Câu 7: Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình,  em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Báo với thầy cô giáo trong trường để cô tìm cách xử lí.

B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Mời bạn bè mua pháo.

D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.

Đáp án đúng: A

Câu 8: Số lượng buôn pháo nổ từ 10 kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền ?

A. 10 triệu đến 100 triệu đồng.

B. 10 triệu đến 50 triệu đồng.

C. 10 triệu đến 150 triệu đồng.

D. 10 triệu đến 20 triệu đồng.

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Căn cứ vào Điều 153 Bộ luật Hình sự hoặc tội buôn bán hàng cấm Điều 155. Người có hành vi buôn bán số lượng pháo nổ từ 10kg đến dưới 50kg (được coi là số lượng lớn) sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm).

Câu 9: Hành vi sử dụng trái phép pháo nổ (đốt pháo) bị phạt tù mức cao nhất là bao lâu

A. 4 năm.

B. 5 năm

C. 6 năm.

D. 7 năm.

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, người có hành vi sử dụng trái phép pháo nổ (đốt pháo) được coi là gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội sẽ bị phạt tù mức cao nhất là 7 năm.

Câu 10: Pháp luật nghiêm cấm hành vi nào sau đây?

A. Sản xuất, tàng trữ chất ma túy.

B. Trồng cây có chứa chất ma túy.

C. Tuyên truyền phòng chống mại dâm.

D. A và B.

Đáp án đúng: D

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Giáo dục công dân 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá