Lý thuyết GDCD 8 Bài 2 (Cánh diều 2024): Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

2.3 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 8 Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn GDCD 8.

GDCD 8 Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

A. Lý thuyết GDCD 8 Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

1. Biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

Các dân tộc có sự đa dạng đặc trưng riêng về phương thức sinh hoạt, ngôn ngữ, chữ viết, màu sắc da, truyền thống, phong tục, tập quán, ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, kiến trúc và nhiều mặt khác. Từ địa lý, chủng tộc, lịch sử hình thành và phát triển, những nét độc đáo này tạo nên sự đa dạng văn hóa phong phú, tuyệt vời của nhân loại. Mỗi dân tộc mang trong mình một câu chuyện độc đáo, làn gió mới, đóng góp vào sự phát triển và sự phong phú của nền văn hóa thế giới.

2. Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

Sự đa dạng văn hoá của các dân tộc trên thế giới là một kho tàng vô giá của nhân loại. Từ ngôn ngữ, tập quán, phong tục, đến nghệ thuật, kiến trúc và ẩm thực, mỗi dân tộc đều có những giá trị riêng và đặc sắc đóng góp cho sự phong phú và độc đáo của văn hoá nhân loại.

Việc tôn trọng đa dạng văn hoá này không chỉ là một nghĩa vụ đạo đức mà còn là một cơ hội để các dân tộc học hỏi và hợp tác với nhau. Thông qua việc trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và các giá trị văn hoá, các dân tộc có thể phát triển và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình.

Lý thuyết GDCD 8 Bài 2 (Cánh diều): Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc (ảnh 1)

Tôn trọng đa dạng văn hoá còn góp phần vào sự bình đẳng giữa các dân tộc và duy trì hòa bình trên thế giới. Khi chúng ta tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của nhau, chúng ta sẽ không còn kì thị, phân biệt và xây dựng một thế giới đa dạng và hòa bình hơn.

Do đó, chúng ta cần luôn tôn trọng các dân tộc khác, bản sắc và giá trị văn hoá riêng có của họ, không chê bai, công kích và đối xử với nhau một cách chân thành, từ đó cùng nhau học hỏi và phát triển.

3. Thực hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

Để xây dựng một xã hội đa văn hoá, chúng ta cần hiểu rằng sự đa dạng là một phần của sự giàu có của thế giới. Không có sự đa dạng, sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, chủng tộc và phong cách sống, thế giới sẽ trở nên đơn điệu và thiếu sức sống.

Tôn trọng các dân tộc khác là một nét đẹp của xã hội hiện đại và phát triển. Chúng ta không nên chê bai, công kích hay phân biệt chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ hay bất kỳ yếu tố nào khác. Thay vào đó, chúng ta cần phát triển tinh thần đoàn kết, hợp tác và tôn trọng để giúp các dân tộc khác hiểu và thấu hiểu về bản sắc văn hóa riêng của mình.

Hơn nữa, việc học hỏi và đối xử với nhau một cách chân thành và tôn trọng sự khác biệt giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, thấu hiểu và đánh giá cao giá trị của các nền văn hoá khác nhau. Điều này giúp chúng ta xây dựng một cộng đồng toàn cầu với sự chia sẻ thông tin, kiến thức, tình cảm và truyền thống. Chúng ta có thể học hỏi từ nhau và cùng nhau phát triển, đóng góp cho sự bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ hoà bình trên thế giới.

Sơ đồ tư duy Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Lý thuyết GDCD 8 Bài 2 (Cánh diều): Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc (ảnh 1)

B. 10 câu trắc nghiệm GDCD 8 Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Câu 1: Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina. Điều đó thể hiện điều gì?

A. Việt Nam học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ.

B. Việt Nam học hỏi các nước vè Kĩ thuật.

C. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học và kĩ thuật.

D. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học.

Đáp án đúng: A

Giải thích:

Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina. Điều đó thể hiện rằng: Việt Nam muốn học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ. Giúp chúng ta xây dựng một cộng đồng toàn cầu với sự chia sẻ thông tin, kiến thức, tình cảm và truyền thống.

Câu 2: Những trường hợp nào sau đây thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

1. Học ngoại ngữ để giao tiếp với nước ngoài.

2. Chỉ thích nói chuyện với bạn bè, người thân bằng tiếng nước ngoài.

3. Thích sống ở nước ngoài hơn ở Việt Nam.

4. Đi du học nước ngoài.

5. Giới thiệu với các bạn nước ngoài một số món ăn của Việt Nam.

6. Đối xử lịch sự, tế nhị và thân thiện với người nước ngoài.

7. Chỉ mua những hàng hóa do nước ngoài sản xuất.

8. Nhuộm tóc và ăn mặc cho thật giống người nước ngoài.

A. 2, 4, 5, 6.

B. 1, 4, 5, 6.

C. 1, 4, 5, 7.

D. 1, 4, 5, 8.

Đáp án đúng: B

Câu 3: Điều cần tránh khi tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Học hỏi một cách tập khuôn máy móc.

B. Tự hòa dân tộc chính đáng.

C. Tiếp thu có chọn lọc.

D. Tìm hiểu khả năng phù hợp truyền thống dân tộc.

Đáp án đúng: A

Câu 4: Vì sao cần tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, nghệ thuật nên cần phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc.

B. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta đến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.

C. Cả hai đáp án đều đúng.

D. Cả hai đáp án đều sai.

Đáp án đúng: C

Giải thích:

Mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, nghệ thuật nên cần phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta đến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc

Câu 5: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác chúng ta cần tránh tư tưởng nào?

A. Học hỏi một cách tập sáng tạo.

B. Học hỏi một cách mặc cảm, tự ti.

C. Học hỏi một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc.

D. Tự hào về Đất nước.

Đáp án đúng: B

Câu 6: Việc làm thể hiện tình cảm lộ liễu nơi công cộng của một số bạn trẻ hiện nay là biểu hiện của:

A. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc trên thế giới.

B. Tôn trọng truyền thống dân tộc.

C. Tiếp thu không chọn lọc, không phù hợp văn hóa, truyền thống dân tộc.

D. Yêu mến dân tộc.

Đáp án đúng: C

Câu 7: Điền vào chỗ chấm: “Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là. . . chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc”:

A. Xâm lược.

B. Tôn trọng.

C. Chê bai.

D. Khinh thường.

Đáp án đúng: B

Giải thích:

“Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc”. Khi chúng ta tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của nhau, chúng ta sẽ không còn kì thị, phân biệt và xây dựng một thế giới đa dạng và hòa bình hơn.

Câu 8: Những việc làm nào sau đây thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Chỉ thích dùng hàng ngoại, chê bai hàng của Việt Nam.

B. Tìm hiểu phong tục tập quán của các nước trên thế giới.

C. Sử dụng tiếng Việt cách tân theo tiếng nước ngoài.

D. Bắt chước cách ăn mặc hở hang của một số số nước ở nơi công cộng

Đáp án đúng: B

Câu 9: Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc khác là biểu hiện của 

A. sính ngoại.

B. học hỏi lẫn nhau.

C. ham học hỏi.

D. học hỏi các dân tộc khác.

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc khác là biểu hiện của việc học hỏi các dân tộc khác. Chúng ta có thể học hỏi từ nhau và cùng nhau phát triển, đóng góp cho sự bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ hoà bình trên thế giới.

Câu 10: Trước thông tin về việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, em có suy nghĩ gì về việc tôn trọng và học hỏi văn hóa các dân tộc khác của Trung Quốc.

A. Trung Quốc đang tôn tông chủ quyền các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

B. Trung Quốc không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

C. Việt Nam không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác.

D. Cả 3 đáp án đề sai.

Đáp án đúng: B

Giải thích: 

Trung Quốc không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Vi phạm nghiệm trọng Luật Biển 1982

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Giáo dục công dân 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá