Tài liệu soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hay nhất
* Tri thức kiểu bài
- Khái niệm:
- Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là kiểu bài dùng lí lẽ và bằng chứng để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng xã hội) được đặt ra trong tác phẩm văn học và giàu ý nghĩa đối với cuộc sống.
- Yêu cầu đối với kiểu văn bản:
+ Có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề.
+ Đưa ra hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ, để làm sáng tỏ luận điểm.
+ Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều.
+ Bố cục bài viết gồm ba phần:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề đó.
Thân bài: Trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết, phản biện các ý kiến trái chiều.
Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề, đưa ra những đề xuất giải pháp phù hợp.
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Văn bản: Phân tích tác phẩm Thế nào là sống trọn vẹn? (Theo Lâm Hoàng Phúc)
Trả lời:
- Người viết có quan điểm: Cần phải sống trọn vẹn từng phút từng giây cuộc đời.
Trả lời:
- Luận điểm 1: Sống trọn vẹn là sự chuyển hóa của cho và nhận, nhận và cho.
- Luận điểm 2: Sống trọn vẹn là kiên trì cống hiến, theo đuổi lí tưởng.
Trả lời:
- Mỗi luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có sự kết hợp chặt chẽ, khăng khít với nhau.
- Để lí giải cho luận điểm 2 tác giả đưa ra lí lẽ: Nếu những nỗ lực của chúng ta nhiều khi không thành công suốt đời cũng không làm được điều gì quá lớn để gửi lại thì chúng ta cũng không nên nản chí mà tiếp tục cống hiến và tạo ra thành tựu.
+ Tác giả lấy dẫn chứng: mỗi một viên gạch không tạo nên điều gì cả, nhưng khi chúng chồng lên nhau chúng tạo thành bức tường … vững chắc có thể che sóng, ngăn chiều…
Trả lời:
- Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, vì:
+ Mở bài đã nêu ra được vấn đề xã hội cần bàn luận.
+ Thân bài: đã trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết.
+ Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề.
* Hướng dẫn quy trình viết
Bước 1: Chuẩn bị viết
- Khi xác định đề tài, bạn có thể chọn một vấn đề về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được gợi ra từ một trong ba truyện ngắn đã học. Chẳng hạn, bạn có thể chọn một trong các đề tài sau:
- Nạn săn bắn thú rừng hoang dã ở Việt Nam hiện nay qua truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp).
- Cách chung sống hoà hợp với môi trường tự nhiên được gọi ra từ truyện ngắn Kiến và người (Trần Duy Phiên).
- Khát vọng mưu sinh trên biển của con người thể hiện qua truyện ngắn Chiều sương (Bùi Hiển).
• Dù chọn đề tài nào, bạn cũng cần chỉ ra các căn cứ trong tác phẩm giúp bạn nhận ra đề tài.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
Khi lập dàn ý, bạn cần sắp xếp nội dung các phần mở bài, thân bài, kết bài; các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong thân bài theo gợi ý thực hiện bước này ở Bài 2. Hành trang vào tương lai (Ngữ văn 11, tập một). Tuy nhiên, cần lưu ý đây là nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi lên từ tác phẩm văn học (yêu cầu có khác với Bài 2), nội dung dàn ý vì thế cần gắn với tác phẩm văn học. Chẳng hạn, với vấn đề nạn săn bắn thú rừng hoang dã ở nước ta gợi lên từ truyện ngắn Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp), dàn ý bài viết có thể triển khai như sau:
– Mở bài: Nêu được vấn đề bảo vệ động vật hoang dã được gợi lên từ tác phẩm Muối của rừng.
– Thân bài: Cần có ít nhất hai luận điểm. Chẳng hạn:
Luận điểm 1: Muối của rừng cho thấy tình trạng săn bắn thú rừng ở nước ta diễn ra như thế nào? Tác phẩm có tác dụng gì trong việc cảnh báo, nhắc nhở độc giả về vấn đề? (Lí lẽ và bằng chứng)
Luận điểm 2: Cần có những biện pháp gì để xử lí vấn đề này? (Nếu trông chờ vào lòng trắc ẩn của cá nhân con người như ông Diểu trong truyện thì có ưu điểm và hạn chế gì?) (Lí lẽ và bằng chứng)
Lưu ý: Để tăng tính thuyết phục cho bài viết, bạn cần bình luận thêm về vấn đề mối quan hệ giữa con người với tự nhiên đã được tác phẩm đặt ra và giải quyết như thế nào, vấn đề được gọi ra từ tác phẩm có ý nghĩa hoặc tác động như thế nào đến nhận thức của bạn hay của cộng đồng
– Kết bài: Sau khi khẳng định lại vấn đề, nêu bài học/giải pháp giải quyết vấn đề... cần có đánh giá về đóng góp của tác phẩm Muối của rừng đối với vấn đề nêu trên.
Bước 3: Viết bài
- Từ dàn ý đã lập, bạn hãy viết bài văn hoàn chỉnh theo một số gợi ý:
+ Để bài văn được mạch lạc, rõ ràng, cần có những câu văn nêu rõ luận điểm và sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý.
+ Có thể sử dụng trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho lí lẽ.
+ Đối thoại với người đọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố thuyết minh, tự sự, miêu tả, biểu cảm để người độc dễ dàng hình dung về vấn đề cần bàn luận, khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc. Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với người đọc và mục đích viết.
+ Để mở bài, kết bài gây ấn tượng, có thể sử dụng một câu chuyện có ý nghĩa, trích dẫn một danh ngôn, dùng một hình ảnh để ví von, so sánh, đặt ra một câu hỏi để khơi gợi trí tò mò của người đọc… Có thể chọn cách viết mở bài và kết bài hô ứng để tạo dư âm.
Bước 4: Xem lại và chính sửa
• Khi tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng viết kiểu bài này, bạn sử dụng mẫu bảng kiểm nêu ở Bài 2. Hành trang vào tương lai (Ngữ văn 11, tập một), lưu ý đến tên kiểu bài và một vài chi tiết khác biệt về đặc điểm của kiểu bài.
• Sau khi chỉnh sửa, hãy chia sẻ bài viết của mình với các bạn trong lớp. Lưu ý ghi chép lại ý kiến đóng góp cũng như câu hỏi của các bạn để cân nhắc, điều chỉnh.
• Rút ra bài học kinh nghiệm liên quan đến việc viết một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
* Bài viết tham khảo:
Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người: cơm, gạo, thịt, cá, cây trái, nhà để ở, nước để uống, quần áo để mặc, khí trời để thở… đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn.
Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó còn là nguồn cung cấp điện năng khổng lồ. Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy khói bụi, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại sức khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe tiếng suối róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở, ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư.
Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng mênh mông như trời như biển. Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn… làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học