Tài liệu soạn bài Muối của rừng Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Muối của rừng hay nhất
* Chuẩn bị đọc
Trả lời:
- Nhan đề của truyện ngắn gợi cho ta thấy được sự bí ẩn, đẹp đẽ và huyền ảo của khu rừng
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Theo dõi: Chú ý quan sát, theo dõi hành động của gia đình khỉ từ khi ông Diểu bắn hạ khỉ bố.
- Gia đình khỉ hoảng loạn.
- Khỉ cái liều mạng muốn đến gần nâng con khỉ đực nhỏm lên.
- …
2. Suy luận: Vì sao ông Diểu sợ hãi “kinh hoàng” đến mức phải chạy trốn?
- Miệng vực, sương mù dâng lên cuồn cuộn, trông vừa kinh dị, vừa đầy tử khí. Sương mù len vào từng chân bụi cây và xóa đi cảnh vật. Trong khi đó đó dưới sâu hun hút thì vang lên tiếng rú thê thảm của con khỉ nhỏ.
3. Dự đoán: Bạn đoán xem liệu ông Diểu có cứu con khỉ đực không?
- Theo em ông Diểu có cứu con khỉ đực.
4. Hành động: Hành động này của ông Diểu có gây bất ngờ cho bạn không?
- Hành động này của ông Diểu không gây bất ngờ cho em, vì ông Diểu vốn là người hiền lành và ấm áp.
5. Suy luận: Kết truyện gợi cho bạn suy nghĩ về ý nghĩa của nhan đề truyện?
- Nhan đề cho ta thấy những người hiền lành tốt bụng ắt sẽ gặp được những điều may mắn.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
“Muối của rừng” kể về cuộc đi săn vào một ngày xuân rất đẹp của ông Diểu. Ông Diểu nhắm bắn một con khỉ đực, và từ đó nhiều sự việc liên tiếp xảy ra với ông Diểu, khiến ông Diểu thay đổi nhận thức của mình về thế gới tự nhiên và với chính mình. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh hoa tử huyền và ông Diểu ra về trong làn mưa xuân, một hình ảnh tuyệt đẹp.
Câu 1 (trang 21 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy liệt kê các sự kiện chính của câu chuyện và cho biết:
a. Nhân vật ông Diểu được quan sát chủ yếu từ ngoại hình, hành động hay nội tâm; qua cái nhìn của ai, ngôi kể nào?
b. Cách sử dụng điểm nhìn, ngôi kể như vậy tạo ưu thế gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?
Trả lời:
Các sự kiện chính của câu chuyện như sau:
- Mùa xuân, ông Diểu đi săn. Ông bắn hạ khi bố.
- Khỉ bố bị thương nặng, khi mẹ quyết tâm cứu khi bố.
- Khỉ con xuất hiện cướp súng của ông Diểu và cùng rơi xuống vực với khẩu súng.
- Ông Diểu vác khỉ bố về trong tình trạng khi mẹ lẽo đẽo theo sau.
- Ông Diểu động lòng trước tình trạng và tình cảm của hai vợ chồng nhà khỉ, ông băng bó vết thương cho khỉ bố và tha cho nó.
- Ông Diểu trở về nhà trong làn mưa xuân dịu dàng và những đoá hoa tử huyển nở rộ mà 30 năm mới nở một lần.
a. Nhân vật ông Diểu được quan sát chủ yếu từ hành động và nội tâm qua cái nhìn của tác giả với ngôi kể thứ ba.
b. Cách sử dụng điểm nhìn, ngôi kể như vậy đã tạo nhiều ưu thế trong việc thể hiện nội dung câu chuyện. Hành động, suy nghĩ và nội tâm của nhân vật qua ngôi kể thứ 3 đã được bao quát rõ hơn và qua đó, người đọc sẽ cảm nhận được rõ nét hơn những thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
Trả lời:
- Cách phản ứng của bầy khỉ trong truyện cho thấy mối quan hệ đặc biệt của các thành viên trong gia đình khỉ. Khi khỉ đực bị thương, khỉ cái và khỉ con đã làm cho người đọc có suy nghĩ đẹp về mối quan hệ của gia đình khỉ. Không chỉ với con người, con vật cũng mang trong mình những tình cảm riêng và cách phản ứng của bầy kỉ chính là tình cảm huyết thống thiêng liêng.
- Sự thay đổi thái độ với bầy khỉ đã cho thấy ông Điểu là một người lương thiện và biết yêu thương động vật.
Lời người kể chuyện |
|
|
Lời nhân vật |
Đối thoại |
|
Độc thoại |
|
Trả lời:
Lời người kể chuyện |
- “Sự hỗn loạn của đàn khỉ khiến cho ông Diểu sợ hãi run lên. Ông vừa làm điều ác…” - “Ông Diểu rên lên khe khẽ” - “Ông Diểu tức giận giương súng. Hành động hi sinh thân mình của con khỉ cái làm ông căm ghét”. |
|
Lời nhân vật |
Đối thoại |
“Chạy đi” |
Độc thoại |
“Đồ gian dối, mày chứng minh tấm lòng cao thượng hệt như bà trưởng giả. Sự tan rã đạo đức bắt đầu từ những tấn kịch thế này. lừa ông sao được?” |
=> Người kể chuyện (có vai trò dẫn dắt câu chuyện) đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác mọi sự việc trong câu chuyện và giúp cho lời nhân vật được rõ nét hơn.
Trả lời:
- Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” được kết tinh từ lòng trắc ẩn và khát khao hướng thiện. “Muối của rừng” chủ yếu được gửi gắm trong hình ảnh, chi tiết ông Diểu, qua cách ông buồn bã khi nhìn con khỉ đực nằm dài trên cỏ và sự xúc động khi chứng kiến phản ứng của bầy khỉ:
+ “một nỗi buồn tê tái đến tận đáy lòng”
+ “Hóa ra ở đời trách nhiệm đè lên từng sinh vật quả thật nặng nề”
+…
=> Qua đó, ông đã thấy bản thân mình được thức tỉnh và muốn hướng thiện.
Trả lời:
- Theo em, “Muối của rừng” hấp dẫn do nội dung câu chuyện. Câu chuyện có kết cấu đơn giản là cuộc đối đầu giữa con người (ông Diểu) và đôi khỉ. Ông Diểu đại diện cho thế giới văn minh, được trang bị đầy đủ thì hai vợ chồng khỉ là hiện thân của thiên nhiên. Câu chuyện hấp dẫn ở chỗ ít nhân vật, tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là quá trình biến đổi tính cách, con người ông Diểu từ ý định phá huỷ thiên nhiên đến cứu rỗi và trở về với thiên nhiên. Theo dõi quá trình đó, ta mới nhận thấy câu chuyện hấp dẫn và đem đến nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Trả lời:
|
Chiều sương |
Muối của rừng |
Tương đồng |
Đều nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, thái độ của con người đối với tự nhiên. |
|
Khác nhau |
||
Đối tượng tự nhiên |
Biển cả |
Rừng núi |
Tác động với tự nhiên |
Thụ động (thiên nhiên tấn công con người). |
Chủ động (con người tấn công thiên nhiên). |
Thái độ của con người |
- Xem tự nhiên là nguồn sống. - Từ sợ sệt đến chai lì, quen thuộc trước những bất trắc của tự nhiên. |
- Xem tự nhiên là thú vui. - Ban đầu áp đặt những suy nghĩ của mình lên tự nhiên, về sau được cảm hóa và trở về với bản chất thiện lượng, hòa hợp và yêu mến tự nhiên. |
Lí giải |
Chiều sương được viết dưới một cái nhìn nhân văn về biển cả – quê hương Bùi Hiển, chan chứa yêu thương về con người, không nhằm mục đích phân tích, lí giải, đi sâu vào mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Việc miêu tả sự bất trắc của tự nhiên chỉ là cái cớ để nói lên lòng thông cảm sâu sắc với những con người bình thường, có số phận không may mắn (có thể đọc thêm bút ký Bám biển cùng của nhà văn). |
- Muối của rừng có thể được xem là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học đương đại Việt Nam viết về sinh thái. Tác giả chú tâm miêu tả quá trình tương tác giữa con người và tự nhiên và được thiên nhiên chữa lành những thành kiến, suy nghĩ tiêu cực của con người. Vì lẽ đó mà Muối của rừng được phân tích và lí giải kỹ hơn mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. – Giai đoạn Nguyễn Huy Thiệp sáng tác là thời kỳ những vấn đề sinh thái đang được đặt ra nghiêm trọng nên tác giả xoáy sâu vào đề tài này. |
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: