Sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 3 (Kết nối tri thức): Cách mạng công nghiệp

2 K

Với giải sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 3: Cách mạng công nghiệp sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch Sử 8 Bài 3: Cách mạng công nghiệp

A. Trắc nghiệm

Bài tập 1 trang 14 SBT Lịch Sử 8: Hãy xác định chỉ một phương án đúng

Câu 1.1 trang 14 SBT Lịch Sử 8: Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu vào thời gian nào?

A. Từ đầu thế kỉ XVII.

B. Từ những năm 60 của thế kỉ XVII.

C. Từ những năm 70 của thế kỉ XVII.

D. Từ giữa thế kỉ XVIII.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Câu 1.2 trang 14 SBT Lịch Sử 8: Máy kéo sợi Gien-ni được phát minh vào

A. năm 1754.

B. năm 1764.

C. năm 1767.

D. năm 1776.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Câu 1.3 trang 14 SBT Lịch Sử 8: E. Các-rai chế tạo được máy dệt đã dẫn tới kết quả gì?

A. Các nhà máy dệt được xây dựng ở nhiều nơi.

B. Năng suất của thợ dệt tăng gấp nhiều lần so với dệt tay.

C. Lao động bằng tay dần được thay thế bằng máy móc.

D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Câu 1.4 trang 14 SBT Lịch Sử 8: Năm 1784 đã xảy ra sự kiện lịch sử gì?

A. Cuộc cách mạng công nghiệp hoàn thành ở nước Anh.

B. Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.

C. Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.

D. Nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.

Lời giải:

Chọn đáp án B

Câu 1.5 trang 14 SBT Lịch Sử 8: Cuộc cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra trong hoàn cảnh nào?

A. Nền công nghiệp nặng, hiện đại phát triển.

B. Hoàn thành cách mạng tư sản.

C. Đất nước được thống nhất.

D. Giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tư sản hoá lên cầm quyền.

Lời giải:

Chọn đáp án A

Câu 1.6 trang 14 SBT Lịch Sử 8: Đoạn đường sắt đầu tiên của nước Anh nối liền hai thành phố nào?

A. Luân Đôn - Man-che-xtơ.

B. Luân Đôn - Li-vơ-pun

C. Man-che-xto - Li-vo-pun.

D. Luân Đôn - Bớc-min-ham.

Lời giải:

Chọn đáp án C

Bài tập 2 trang 15 SBT Lịch Sử 8: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử và sửa lại câu sai cho đúng.

1. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu vào những năm 40 của thế kỉ XVII.

2. Máy kéo sợi Gien-ni do Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra.

3. Máy hơi nước ra đời đã khởi đầu quá trình công nghiệp hoá ở nước Anh.

4. Đoạn đường sắt đầu tiên của nước Anh khánh thành năm 1804.

5. Xti-phen-xơn là người Mỹ.

6. Cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra sớm hơn ở Pháp.

7. Nhờ cách mạng công nghiệp mà nền công nghiệp Pháp vươn lên đứng thứ ba thế giới vào giữa thế kỉ XIX.

8. Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.

Lời giải:

- Các câu đúng là: 2, 3, 8

- Các câu sai:

+ Câu số 1 => sửa lại: Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu khoảng giữa thế kỉ XVIII

+ Câu số 4 => sửa lại: Đoạn đường sắt đầu tiên của nước Anh khánh thành năm 1825

+ Câu số 5 => sửa lại: Xti-phen-xơn là người Anh

+ Câu số 6 => sửa lại: Cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra sau cách mạng công nghiệp Pháp, khoảng từ những năm 40 thế kỉ XIX

+ Câu số 7 => sửa lại: Nhờ cách mạng công nghiệp mà nền công nghiệp Pháp vươn lên đứng thứ hai thế giới, sau Anh

Bài tập 3 trang 15 SBT Lịch Sử 8: Hãy ghép ô thông tin ở bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.

Hãy ghép ô thông tin ở bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - B

2 - D

3 - A

4 - C

B. Tự luận

Bài tập 1 trang 16 SBT Lịch Sử 8: Quan sát và tìm hiểu thêm từ sách, báo và internet, em hãy:

Câu 1.1 trang 16 SBT Lịch Sử 8: Chú thích tên hình phù hợp.

Lời giải:

Chú thích tên hình

- Hình 1. Máy hơi nước

- Hình 2. Nhà máy sản xuất ở Bô- xtơn (Mỹ) đầu thế kỉ XIX

- Hình 3. Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước

- Hình 4. Máy kéo sợi Gien-ni

- Hình 5. Đoàn tàu hỏa đầu tiên chạy trên đường sắt

Câu 1.2 trang 16 SBT Lịch Sử 8: Sắp xếp các hình theo trình tự thời gian ra đời.

Lời giải:

Sắp xếp các hình theo trình tự thời gian

Hình 4 => Hình 1 => Hình 3 => Hình 5 => Hình 2

Câu 1.3 trang 16 SBT Lịch Sử 8: Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

Em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao?

Lời giải:

Em ấn tượng nhất với thành tựu máy hơi nước. Vì:

+ Trước khi động cơ hơi nước ra đời: con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại năng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.

+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… sau đó, máy hơi nước nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… Lúc này, các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người, giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa

Bài tập 2 trang 17 SBT Lịch Sử 8: Đọc đoạn tư liệu và quan sát hình sau, em hãy cho biết: Mặt trái của cách mạng công nghiệp là gì?

Tư liệu: Không khí trong xưởng đặc quánh những bụi là bụi, một lớp bụi dày màu trắng phủ kín máy móc, đường đi lối lại được phủ một lớp dầu, bụi bông vụn. Trong các xưởng dệt, cả đàn ông, đàn bà, trẻ em đều là công nhân. Trẻ em được sử dụng vào việc nối sợi bị đứt vì các em dễ chui dưới máy móc. Nhờ nối kịp thời, máy dệt không phải dừng lại,....

Đọc đoạn tư liệu và quan sát hình sau, em hãy cho biết

Lời giải:

- Mặt trái của cách mạng công nghiệp:

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường trong các cơ sở sản xuất công nghiệp;

+ Sự tận dụng sức lao động của phụ nữ và trẻ em nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho chủ tư bản.

Bài tập 3 trang 17 SBT Lịch Sử 8: Hãy trình bày những tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và xã hội.

Lời giải:

* Tác động đến đời sống sản xuất:

- Làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội.

- Bộ mặt của các nước tư bản thay đổi với nhiều khu công nghiệp lớn và thành phố đông dân mọc lên,...

- Chuyển xã hội loài người từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

* Tác động đối với đời sống xã hội

- Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản, đó là tư sản và vô sản.

+ Giai cấp tư sản nhờ công nghiệp hoá đã giàu lên nhanh chóng, trở thành giai cấp thống trị trong xã hội.

+ Giai cấp vô sản ngày càng đông đảo và bị tư sản bóc lột nặng nề.

Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc.

Bài tập 4 trang 17 SBT Lịch Sử 8: Có ý kiến cho rằng: “Xã hội loài người chuyển từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp là nhờ cách mạng công nghiệp”. Em đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Lời giải:

Đồng ý với ý kiến đã nêu, vì:

+ Trước khi diễn ra cách mạng công nghiệp, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, dựa vào sức lao động thủ công.

+ Sau khi phát minh ra máy móc (bắt đầu từ máy hơi nước của Giêm Oát), loài người bước sang giai đoạn công nghiệp hoá với sự xuất hiện hàng loạt nhà máy, xí nghiệp, trung tâm công lễ nghiệp sử dụng máy móc,... chuyển nền sản xuất từ nông nghiệp bằng lao động thủ công sang sản xuất công nghiệp hiện đại, dựa vào máy móc.

Bài tập 5 trang 17 SBT Lịch Sử 8: Theo em, nếu con người không sáng tạo ra những loại máy móc dùng trong sản xuất hoặc những phương tiện giao thông hiện đại như tàu hoả, tàu thuỷ,.. thì hoạt động sản xuất và cuộc sống của chúng ta sẽ thế nào?

Lời giải:

- Không có máy móc, hoạt động sản xuất sẽ chỉ dựa vào sức lao động thủ công của người nông dân và thợ thủ công, vì vậy năng suất rất thấp. Khi sản xuất chỉ dựa vào sức lao động cơ bắp của con người thì sẽ không phát triển mạnh mẽ được...

- Không có phương tiện giao thông hiện đại (tàu hoả, tàu thuỷ,...) thì việc di chuyển của con người sẽ bị hạn chế, không thể đi xa, hạn chế việc giao lưu giữa các vùng, các quốc gia, châu lục,... Việc vận chuyển hàng hoá do đó cũng không thể đạt được khối lượng lớn, tốc độ nhanh,...

→ Cả sản xuất và đời sống con người đều ở trình độ thấp kém, chậm phát triển.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Bài 3: Cách mạng công nghiệp

Bài 4: Đông nam á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Bài 5: Cuộc xung đột nam - bắc triều và trịnh - nguyễn

Bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ xvi đến thế kỉ XVIII

 
Đánh giá

0

0 đánh giá