Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 10: Thang pH sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 10: Thang pH
Bài 10.1 trang 23 Sách bài tập KHTN 8: Thang pH thường dùng có giá trị
A. Từ 7 đến 14. B. Từ 1 đến 14. C. từ 3 đến 14. D. Từ 1 đến 7.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14.
A. Cả X và Y đều là dung dịch acid.
B. Cả X và Y đều là dung dịch base.
C. X là dung dịch acid, Y là dung dịch base.
D. X là dung dịch base, Y là dung dịch acid.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Dung dịch X có pH = 3,0 > 7,0 nên là dung dịch acid; dung dịch Y có pH = 9,0 < 7,0 nên là dung dịch base.
A. dung dịch X và Y chuyển sang màu hồng.
B. dung dịch X và Y không chuyển màu.
C. dung dịch X chuyển sang màu hồng, dung dịch Y không chuyển màu.
D. dung dịch X không chuyển màu, dung dịch Y chuyển sang màu hồng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Dung dịch không màu X có pH = 10 > 7, có môi trường base; khi nhỏ dung dịch phenophthalein sẽ chuyển sang màu hồng;
Dung dịch không màu Y có pH = 4 < 7, có môi trường acid; khi nhỏ dung dịch phenolphthalein vào Y thì không có sự chuyển màu.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Chỉ có dung dịch nước vôi trong có pH > 7.
A. Dung dịch trong ba ống nghiệm có pH bằng nhau.
B. pH của dung dịch trong ống (1) lớn nhất.
C. pH của dung dịch trong ống (2) lớn nhất.
D. pH của dung dịch trong ống (3) lớn nhất.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Do các ống (1) và (2) có môi trường acid; ống (3) có môi trường trung tính.
Lan đánh số các dung dịch (1), (2) và (3); sau đó nhỏ các dung dịch lên giấy quỳ tím. Kết quả như sau:
- Dung dịch (1) làm quỳ tím hóa đỏ.
- Dung dịch (2) làm quỳ tím hóa xanh.
- Dung dịch (3) không làm đổi màu quỳ tím.
Hồng kí hiệu các dung dịch là A, B và C; sau đó đo pH của các dung dịch. Kết quả như sau:
- Dung dịch A có pH = 3,5.
- Dung dịch B có pH = 6,8.
- Dung dịch C có pH = 9,4.
Theo em, kết quả của hai bạn Lan và Hồng có phù hợp với nhau không? Dung dịch A, B, C của bạn Hồng là dung dịch nào tương ứng trong thí nghiệm của bạn Lan?
Lời giải:
Kết quả của Lan và Hồng là phù hợp với nhau, trong đó:
- Dung dịch A là dung dịch số (1).
- Dung dịch B là dung dịch số (3).
- Dung dịch C là dung dịch số (2).
Lời giải:
Nước ép táo có độ acid mạnh hơn do pH nhỏ hơn.
Lời giải:
Kết luận của bạn An không đúng.
Lượng acid trong ba cốc không thay đổi nhưng nồng độ của acid giảm xuống do dung dịch bị pha loãng, đồng thời cảm nhận vị chua giảm đi còn do tác động của đường và muối lên vị giác.
a. pH nhỏ nhất.
b. pH ổn định nhất.
Lời giải:
pH của dịch vị dạ dày nhỏ nhất, pH của máu ổn định nhất.
Lý thuyết KHTN 8 Bài 10: Thang pH
I. Thang pH
Thang pH được dùng để biểu thị độ acid, base của dung dịch.
Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14.
Thang pH
+ Nếu pH = 7 thì dung dịch có môi trường trung tính (không có tính acid và không có tính base). Nước tinh khiết (nước cất) có pH = 7.
+ Nếu pH > 7 thì dung dịch có môi trường base, pH càng lớn thì độ base của dung dịch càng lớn.
+ Nếu pH < 7 thì dung dịch có môi trường acid, pH càng nhỏ thì độ acid của dung dịch càng lớn.
Như vậy, khi biết giá trị pH của dung dịch dựa vào thang pH, chúng ta không chỉ biết dung dịch đó có tính acid, base hay trung tính mà còn biết được mức độ acid hoặc mức độ base của dung dịch.
Khi sử dụng giấy chỉ thị màu để xác định pH của dung dịch cần phải đối chiếu với thang màu pH tương ứng.
II. Ý nghĩa của pH
pH có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn.
Ví dụ:
- Tôm, cá sống trong môi trường nước có pH trong khoảng 7 – 8,5 và rất nhạy cảm với sự thay đổi pH của môi trường.
- Trong cơ thể người, pH của máu luôn được duy trì ổn định trong phạm vi rất hẹp khoảng 7,35 – 7,45.
- Thực vật chỉ phát triển được bình thường khi giá trị pH của dung dịch trong đất ở trong khoảng xác định, đặc trưng cho mỗi loại cây.
pH của môi trường có ảnh hưởng nhiều đến đời sống của động và thực vật, do vậy cần phải quan tâm đến pH của môi trường nước, môi trường đất để có những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm duy trì được pH tối ưu đối với đời sống của con người, động vật và thực vật.
III. Xác đinh pH của dung dịch bằng giấy chỉ thị màu
Có thể dùng giấy chỉ thị màu để xác định giá trị pH gần đúng của dung dịch