Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 8: Acid sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 8: Acid
Bài 8.1 trang 21 Sách bài tập KHTN 8: Để xác nhận một dung dịch là dung dịch acid ta có thể
A. quan sát màu của dung dịch.
B. ngửi mùi của dung dịch.
C. nhỏ dung dịch lên giấy quỳ tím.
D. quan sát sự bay hơi của dung dịch.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Dung dịch acid làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ nên có thể dùng giấy quỳ tím nhận ra acid.
A. dung dịch NaCl và dung dịch HCl.
B. dung dịch HCl và dung dịch giấm ăn.
C. dung dịch giấm ăn và dung dịch đường saccharose.
D. dung dịch NaCl và dung dịch giấm ăn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Dung dịch HCl và dung dịch giấm ăn là các dung dịch acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Bài 8.3 trang 21 Sách bài tập KHTN 8: Công thức hoá học của acid có trong dịch vị dạ dày là
A. CH3COOH. B. H2SO4. C. HNO3. D. HCl.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Công thức hoá học của acid có trong dịch vị dạ dày là: HCl.
A. Cả X và Y đều là dung dịch acid
B. X là dung dịch acid, Y không phải là dung dịch acid.
C. X không phải là dung dịch acid, Y là dung dịch acid.
D. Cả X và Y đều không phải là dung dịch acid.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Dung dịch X không làm đổi màu giấy quỳ tím nên dung dịch X không phải là dung dịch acid.
Dung dịch Y làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ nên dung dịch Y có thể là dung dịch acid.
Các dung dịch acid đều có...(1)... và làm quỳ tím chuyển sang... (2)... là do trong dung dịch của các acid đều chứa ion...(3)...
Lời giải:
(1) vị chua; (2) màu đỏ; (3) H+.
Lời giải:
HCl: hydrochloric acid; H2SO4: sulfuric acid; CH3COOH: acetic acid.
Một số ứng dụng của các acid này:
- Ứng dụng của hydrochloric acid: Tẩy rửa kim loại; sản xuất chất dẻo; điều chế glucose; sản xuất dược phẩm ….
- Ứng dụng của sulfuric acid: sản xuất giấy, tơ sợi; sản xuất ắc quy; sản xuất sơn; sản xuất chất dẻo; sản xuất phân bón…
- Ứng dụng của acetic acid: sản xuất tơ nhân tạo; sản xuất chất dẻo; sản xuất dược phẩm; sản xuất phẩm nhuộm; sản xuất thuốc diệt côn trùng …
Lời giải:
Trong sữa chua có acid lactic (CH3CH(OH)COOH) sẽ phản ứng với Fe và Al vì vậy không nên đựng sữa chua trong các hộp bằng sắt hoặc nhôm.
Lời giải:
Trong ống nghiệm chứa lá đồng không có hiện tượng gì xảy ra.
Trong ống nghiệm chứa lá nhôm có bọt khí thoát ra, lá nhôm bị tan dần do có phản ứng:
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Lời giải:
2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2
2CH3COOH + Fe → (CH3COO)2Fe + H2
Lời giải:
Số mol Zn là:
Phương trình hoá học: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
1 mol → 1 mol
Theo phương trình hoá học: số mol H2 bằng số mol Zn.
Thể tích khí H2 là: (lít).
Lời giải:
Các phương trình hoá học:
(1) Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑
Chất phản ứng: Mg; H2SO4;
Chất sản phẩm: MgSO4; H2
(2) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
Chất phản ứng: Zn; HCl;
Chất sản phẩm: ZnCl2; H2.
Lời giải:
Phương trình hoá học:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑
1 → 1 mol
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑
1 → 2 mol
Theo phương trình hoá học:
1 mol H2SO4 phản ứng với 1 mol Zn
2 mol HCl phản ứng với 1 mol Zn
Vậy cùng số mol Zn là a mol, số mol HCl cần dùng bằng 2 lần số mol H2SO4. Từ đó, tính được thể tích dung dịch HCl cần dùng là 100 ml.
Lý thuyết KHTN 8 Bài 8: Acid
I. Khái niệm acid
Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.
Acid tạo ra ion H+ theo sơ đồ sau:
Acid → ion H+ + ion âm gốc acid
Ví dụ:
HCl |
→ |
H+ |
+ |
|
Hydrochloric acid |
|
Ion hydrogen |
|
Ion chloride |
H2SO4 |
→ |
2H+ |
+ |
|
Sulfuric acid |
|
Ion hydrogen |
|
Ion sulfate |
II. Tính chất hoá học của acid
1. Làm đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch acid làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Quỳ tím được dùng làm chất chỉ thị màu để nhận ra dung dịch acid.
2. Tác dụng với kim loại
Dung dịch acid tác dụng được với nhiều kim loại tạo ra muối và khí hydrogen.
Acid + Kim loại → Muối + Hydrogen
Ví dụ:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2
Lưu ý: Riêng HNO3, H2SO4 đặc tác dụng với kim loại sẽ được học sau.
III. Ứng dụng của một số acid
1. Hydrochloric acid (HCl)
Hydrochloric acid có trong dạ dày của người và động vật giúp tiêu hoá thức ăn. Hydrochloric acid được sử dụng nhiều trong công nghiệp.
Một số ứng dụng quan trong của hydrochloric acid được thể hiện trong sơ đồ sau:
2. Sulfuric acid
Sulfuric acid là một hoá chất quan trọng được sử dụng nhiều trong công nghiệp.
Một số ứng dụng quan trọng của sulfuric acid được trình bày trong sơ đồ:
3. Acetic acid (CH3COOH)
Acetic acid là một acid hữu cơ có trong giấm ăn với nồng độ khoảng 4%. Một số ứng dụng của acetic acid được thể hiện trong sơ đồ sau: