Sách bài tập KHTN 8 Bài 4 (Cánh diều): Mol và tỉ khối của chất khí

4.2 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 4: Mol và tỉ khối của chất khí sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 4: Mol và tỉ khối của chất khí

Bài 4.1 trang 14 Sách bài tập KHTN 8: Số nguyên tử hydrogen trong 0,05 mol khí hydrogen là

A. 3,01 x 1022.               B. 3,01 x 1023.            C. 6,02 x 1022.            D. 6,02 x 1024.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Số nguyên tử hydrogen = 0,05 x 6,022 x 1023 = 3,01 x 1022 nguyên tử

Bài 4.2 trang 14 Sách bài tập KHTN 8: a mol khí chlorine 12,04 x 1023 phân tử Cl2. Giá trị của a là

A. 2.                              B. 6.                           C. 4.                          D. 0,5.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Số mol khí chlorine là: a=12,04×10236,022×1023=1,9992

Bài 4.3 trang 14 Sách bài tập KHTN 8: Điền thông tin còn thiếu vào chỗ …… trong các câu sau:

a) Khối lượng của 2 mol Mg(OH)2 là ……

b) Số mol của 50 gam CaCO3 là ……

c) Số mol của 27 gam nước là ……

d) Khối lượng của 0,2 mol Na2O là ……

e) Số nguyên tử oxygen có trong 0,5 mol CO2 là ……

Lời giải:

a) Khối lượng của 2 mol Mg(OH)2 là 2 × 58 = 116 gam.

b) Số mol của 50 gam CaCO3 là 50100=0,5mol.

c) Số mol của 27 gam nước là 2727=1mol.

d) Khối lượng của 0,2 mol Na2O là 0,2.62 = 12,4 gam.

e) Số nguyên tử oxygen có trong 0,5 mol CO2 là 2 × 0,5 × 6,02 x 1023 = 6,02 x 1023 nguyên tử.

Bài 4.4 trang 14 Sách bài tập KHTN 8:

a) Hoàn thành thông tin trong bảng sau bằng cách điền vào chỗ …… cho phù hợp.

Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất

Chất khí X

Chất khí Y

Chất khí Z

Số mol (mol)

1,5

3

…….

Thể tích (lít)

……

72

48

b) Hãy vẽ hình (lập phương, cầu …) so sánh thể tích các chất khí trên ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Lời giải:

a)

Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất

Chất khí X

Chất khí Y

Chất khí Z

Số mol (mol)

1,5

3

2

Thể tích (lít)

36

72

48

b)

Hoàn thành thông tin trong bảng sau bằng cách điền vào chỗ …… cho phù hợp

Bài 4.5 trang 14 Sách bài tập KHTN 8: Cho biết khối lượng N phân tử những chất sau: khí oxygen (O2), muối ăn (NaCl), hydrochloric acid (HCl), sodium hydroxide (NaOH), carbondioxide (CO2), sulfuric acid (H2SO4).

Lời giải:

Khối lượng N phân tử oxygen: (16 × 2) × 1 = 32 gam.

Khối lượng N phân tử muối ăn: (23 + 35,5) × 1 = 58,5 gam.

Khối lượng N phân tử HCl: (1 + 35,5) × 1 = 36,5 gam.

Khối lượng N phân tử NaOH: (23 + 16 + 1) × 1 = 40 gam.

Khối lượng N phân tử CO2: (12 + 16 × 2) × 1 = 44 gam.

Khối lượng N phân tử H2SO4: (2 × 1 + 32 + 16 × 4) = 98 gam.

Bài 4.6 trang 14 Sách bài tập KHTN 8: Xác định tên các nguyên tố biết:

a) 0,02 mol nguyên tố X có khối lượng là 1,28 gam.

b) 0,5 mol nguyên tố Y có khối lượng là 16 gam.

c) 0,2 mol nguyên tố Z có khối lượng là 6,2 gam.

Lời giải:

a) MX=mXnX=1,280,02=64(gam/mol)

Vậy X là nguyên tố đồng (copper (Cu)).

b) MY=mYnY=160,5=32(gam/mol)

Vậy Y là nguyên tố lưu huỳnh (sulfur (S)).

c) MZ=mZnZ=6,20,2=31(gam/mol)

Vậy Z là nguyên tố phosphorus (P).

Bài 4.7 trang 14 Sách bài tập KHTN 8: Một hợp chất có công thức hóa học là XO2, có khối lượng mol phân tử là 44 gam/mol. Tìm nguyên tố X.

Lời giải:

Khối lượng mol phân tử X là: MX + 2 × 16 = 44.

=> MX = 44 – 16 x 2 = 12 (gam/mol).

Vậy X là nguyên tố carbon (C).

Bài 4.8 trang 15 Sách bài tập KHTN 8: Tính số mol và thể tích (ở đkc) của 6,4 gam các chất khí X Y và Z biết:

a) Tỉ khối của khí X với H2 là 16.

b) Tỉ khối của khí Y với O2 là 2.

c) Tỉ khối của CO2 đối với khí Z là 2,75.

Lời giải:

Tính số mol và thể tích (ở đkc) của 6,4 gam các chất khí X Y và Z

Bài 4.9 trang 15 Sách bài tập KHTN 8: Có 5 bình (1) (2) (3) (4) và (5) có thể tích bằng nhau ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, mỗi bình chứa đầy một trong các khí sau: oxygen, nitrogen, hydrogen, carbondioxide (CO2), carbon monoxide (CO).

a) Số mol chất và số phân tử mỗi chất khí có trong mỗi bình có bằng nhau không? Vì sao?

b) Xác định khí có trong mỗi bình, biết bình (1) có khối lượng khí nhỏ nhất, bình (3) có khối lượng khí lớn nhất, khối lượng khí trong bình (2) và (5) bằng nhau.

Lời giải:

a) Ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất thì các chất khí có thể tích bằng nhau sẽ có cùng số mol chất và số phân tử khí.

Do đó, số mol chất và số phân tử mỗi chất khí có trong mỗi bình là bằng nhau.

b) Bình (1) có khối lượng khí nhỏ nhất nên chứa khí hydrogen (do MH2=2gam/mol), bình (3) có khối lượng khí lớn nhất nên chứa khí carbon dioxide (do MCO2 = 44 gam/mol), khối lượng khí trong bình (1) và (5) bằng nhau nên bình (2) và (5) chứa khí carbon monoxide hoặc nitrogen (do MN2=MCO=28gam/mol), bình còn lại (bình 4) chứa khí oxygen.

Bài 4.10 trang 15 Sách bài tập KHTN 8: Hãy viết công thức hóa học của hai chất khí nhẹ hơn không khí, hai chất khí nặng hơn không khí.

Lời giải:

- Công thức hóa học của hai chất khí nhẹ hơn không khí (có phân tử khối nhỏ hơn 29): H2 (M = 2 gam/mol), N2 (M = 28 gam/mol).

Ngoài ra học sinh có thể kể: CO (M = 28 gam/mol), methane CH4 (M = 16 gam/mol), …

- Công thức hóa học của hai chất khí nặng hơn không khí (có phân tử khối lớn hơn 29): O2 (M = 32 gam/mol), CO2 (M = 44 gam/mol).

Ngoài ra học sinh có thể kể: Cl2 (M = 71 gam/mol), SO2 (M = 64 gam/mol), …

Bài 4.11 trang 15 Sách bài tập KHTN 8: Vì sao trong các rạp chiếu phim, nhà hát, người ta thường thiết kế cửa sổ ở phía dưới, gần với sàn nhà?

Lời giải:

Ở những nơi như rạp chiếu phim, rạp hát, … khi có đông người thì nồng độ khí CO2 lớn hơn bình thường. Vì vậy, các cửa sổ thường được thiết kế ở phía dưới gần sàn nhà để khí CO2 (nặng hơn không khí, nằm nhiều ở sát mặt đất) thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 4: Mol và tỉ khối của chất khí

I. Khái niệm mol

Mol là lượng chất có chứa 6,022 × 1023 hạt vi mô (nguyên tử, phân tử, …) của chất đó.

Số 6,022 × 1023 được gọi là hằng số Avogadro, kí hiệu là N.

Ví dụ:

1 mol nguyên tử copper (Cu) là lượng copper có 6,022 × 1023 nguyên tử Cu.

1 mol phân tử nước (H2O) là lượng nước có chứa 6,022 × 1023 phân tử H2O.

II. Khối lượng mol

Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

Đơn vị khối lượng mol là gam/mol.

Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của một chất có cùng trị số với khối lượng nguyên tử hay phân tử chất đó tính theo đơn vị amu.

Ví dụ:

+ Khối lượng nguyên tử oxygen là 16 amu, khối lượng mol nguyên tử của oxygen là 16 gam/mol.

+ Khối lượng phân tử nước là 18 amu, khối lượng mol phân tử của nước là 18 gam/mol.

III. Chuyển đổi giữa số mol chất và khối lượng

Nếu đặt n là số mol chất, M là khối lượng mol của chất và m là khối lượng chất, ta có công thức:

n=mM(mol)m=n×M(gam);M=mn(gam/mol)

Ví dụ:

Đốt cháy hoàn toàn 6 gam carbon trong khí oxygen. Tính số mol carbon đã bị đốt cháy, biết khối lượng mol của carbon là 12 gam/ mol.

Hướng dẫn giải:

Gọi số mol carbon cần tìm là n mol.

Ta có: 1 mol carbon nặng 12 gam, n mol carbon nặng 6 gam.

Vậy n = 612=0,5(mol)

IV. Thể tích mol của chất khí

Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.

Các nhà khoa học đã xác định được: Một mol của bất kì chất khí nào cũng chứa những thể tích bằng nhau khi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Như vậy, những chất khí khác nhau luôn có thể tích mol bằng nhau (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) dù khối lượng mol của chúng có thể không bằng nhau.

Lý thuyết KHTN 8 Cánh diều Bài 4: Mol và tỉ khối của chất khí

Thể tích mol của một số khí ở 25oC, 1 bar

V. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích khí

Nếu đặt n là số mol chất khí, V là thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn thì ta có biểu thức:

V = 24,79 × n (lít) ⇒ n=V24,79(mol)

VI. Tỉ khối của chất khí

- Để so sánh khí A nặng hay nhẹ hơn khí B, người ta so sánh khối lượng của cùng một thể tích khí A và khí B trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Tỉ khối của khí A so với khí B là tỉ số giữa khối lượng mol của khí A và khối lượng mol của khí B.

Tỉ khối của khí A so với khí B được kí hiệu là dA/B và được tính bằng biểu thức:dA/B=MAMB

Tỉ khối của khí A so với khí B cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần.

- Để biết khí X nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí X (MX) với khối lượng của 1 mol không khí.

Khối lượng mol trung bình của không khí xấp xỉ 29 gam/mol.

DX/ không khí = MX29

Đánh giá

0

0 đánh giá